[Hóa học 9] Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại đầy đủ, chi tiết

Cùng congthuctoanlyhoa khám phá Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại chi tiết, đầy đủ nhất. Bài viết cung cấp cho các em cái nhìn sâu sắc về Tính chất vật lý chung và những tính chất khác của kim loại và cách giải các bài tập. Bài viết này sẽ hỗ trợ cho các em trong việc học tốt môn Hoá học lớp 9.

Tính chất vật lí của kim loại
Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại

I. Tính chất vật lí của kim loại: tính chất chung

1. Tính dẻo

Ta tiến hành thí nghiệm như sau:

STT Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích
1 Dùng búa đập một đoạn ruột bút chì Ruột bút chì bị gãy vụn Ruột bút chì không có tính dẻo
2 Dùng tay bẻ một đoạn dây đồng Dây đồng không bị gãy Đồng có tính dẻo
3 Dùng búa đập một đoạn dây nhôm Dây nhôm chỉ bị dát mỏng Nhôm có tính dẻo

 

– Khi tác dụng cơ học đủ mạnh lên kim loại, nó bị biến dạng. Sự biến dạng này là do các lớp mạng tinh thể kim loại trượt lên nhau. Nhưng các lớp mạng tinh thể này không tách rời nhau mà vẫn liên kết với nhau nhờ các electron tự do luôn luôn di chuyển qua lại giữa các lớp màng tinh thể. Do vậy, kim loại có tính dẻo.

– Nhờ có tính dẻo, kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi,… tạo nên các đồ vật khác nhau.

– Những kim loại có tính dẻo hơn cả là Au, Al, Cu, Ag, Sn,… Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micrô (1 micrô =1/1000 mm) và ánh sáng có thể đi qua được.

2. Tính dẫn điện

– Kim loại có tính dẫn điện

– Nhờ có tính dẫn điện mà một số kim loại được sử dụng làm dây dẫn điện.

Chú ý: Không nên sử dụng dậy điện trần hoặc dây điện đã hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật hay cháy do chập điện…

– Những kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự  do của chúng không giống nhau.

+ Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe,…

+ Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

3. Tính dẫn nhiệt

Tính chất vật lí của kim loại: Tính dẫn nhiệt

– Đốt nóng một đây kim loại, những electron tự do ở đây di chuyển nhanh hơn. Trong quá trình chuyển động, những electron này truyền năng lượng cho các ion dương ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, vì vậy kim loại dẫn nhiệt được.

– Nhờ có tính dẫn nhiệt mà một số kim loại được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.

– Nói chung những kim loại nào dẫn điện thì dẫn nhiệt tốt.

– Những kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt không giống nhau. Thí dụ tính dẫn nhiệt của các kim loại giảm theo thứ tự Ag, Cu, Al, Zn, Fe,…

– Kim loại nào dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt

4. Tính ánh kim

– Hầu hết kim loại đều có ánh kim (vẻ sáng lấp lánh)., vì các electron tự do trong kim loại đã phản xạ tốt những tia sáng có bước sóng mà mắt ta có thể nhìn thấy được.

– Nhờ có ánh kim mà một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí như vàng, bạc…

II. Những tính chất khác của kim loại

1. Tỉ khối

– Những kim loại khác nhau có tỉ khối khác nhau rõ rệt. Ví dụ kim loại có tỉ khối nhỏ nhất (kim loại nhẹ nhất) là Li 0,5, kim loại có tỉ khối lớn nhất (kim loại nặng nhất) là Os 22,6

– Quy ước những kim loại có tỉ khối nhỏ hơn 5 là kim loại nhẹ, như Na, K, Mg, Al,… Những kim loại có tỉ khối lớn hơn 5 là kim loại nặng, như Fe, Zn, Cu, Ag, Au,…

2. Nhiệt độ nóng chảy

– Nhiệt độ của kim loại loại cũng khác nhau. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg (-390C), kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W (34220C).

3. Tính cứng

– Những kim loại khác nhau có tính cứng khác nhau. Có kim loại mềm như sáp, dùng dao cắt được dễ dàng như Na, K,… Ngược lại có kim loại rất cứng không thể dũa được như W, Cr

=> Tóm lại, những tính chất: tỉ khối, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng của kim loại phụ thuộc chủ yếu vào bán kính và điện tích ion, khối lượng nguyên tử, mật độ electron tự do trong kim loại.

III. Giải bài tập SGK Tính chất vật lí của kim loại

Bài 1 Trang 48 SGK hóa 9

Hãy nêu tính chất vật lí của kim loại và ứng dụng tương ứng của kim loại.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Kim loại có tính dẻo. Nhờ đó người ta có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng để làm lên đồ vật khác nhau bằng kim loại.

Bài 2 Trang 48 SGK hóa 9

Hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Kim loại vontam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có…… cao.

b) Bạc, vàng được dùng làm ……….. vì có ánh kim rất đẹp.

c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do …………. và …….

d) Đồng và nhôm được dùng làm ………. là do dẫn điện tốt.

e) ………. được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.

1. nhôm; 2. bền; 3. nhẹ; 4. nhiệt độ nóng chảy; 5. dây điện; 6. đồ trang sức.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

a) nhiệt độ nóng chây

b) đồ trang sức

c) nhẹ, bền

d) dây diện

e) nhôm

Bài 3 Trang 48 SGK hóa 9

Có các kim loại sau: đồng, kẽm, magie, natri, bạc. Hãy chỉ ra hai kim loại dẫn điện tốt nhất.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Đồng và bạc

Bài 4 Trang 48 SGK hóa 9

Hãy tính thể tích 1 mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là: DAl= 2,7; DK = 0,86; DCu = 8,94.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

Thể tích mol là thể tích chiếm bởi M gam kim loại đó. Áp dụng công thức:

V = m/D, với m = M gam.

VAl = m/D = 27/2,7 = 10cm3;

VK = m/D = 39/0,86 = 45,35 cm3.

VCu = m/D = 64/8,94 = 7,16 cm3.

Bài 5 Trang 48 SGK hóa 9

Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:

a) làm vật dụng gia đình.

b) sản xuất dụng cụ, máy móc.

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập

a) Ba kim loại được sử dụng làm vật dụng gia đình là: sắt, nhôm, đồng.

b) Ba kim loại dược sử dụng sản xuất dụng cụ, máy móc là: sắt, nhôm, niken.

Vậy là các em đã tìm hiểu xong bài học về Lý thuyết Tính chất vật lí của kim loại. Mong các em sẽ học ngày càng tốt hơn nữa môn Hoá học 9.

Viết một bình luận