Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

QNT Bởi QNT
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn lớp 9, Ngữ Văn
0
soạn bài Chiếc lược ngà
4
Chia Sẻ
273
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Chiếc lược ngà là một truyện ngắn xuất sắc của tác giả Nguyễn Quang Sáng mà ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ ý và hay nhất.

Mục Lục

  • Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà
  • Tìm hiểu đôi nét tác phẩm Chiếc lược ngà
  • Tóm tắt Chiếc lược ngà
  • Soạn bài Chiếc lược ngà hay nhất
  • Luyện tập thêm Chiếc lược ngà
  • Tổng kết

Đôi nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà

tác giả Nguyễn Quang Sáng

  • Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932.
  • Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
  • Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn.
  • Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến rồi tiếp tục sáng tác văn học.
  • Sau khi đất nước thống nhất, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim…
  • Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)…

Tìm hiểu đôi nét tác phẩm Chiếc lược ngà

soạn bài chiếc lược ngà

1. Hoàn cảnh sáng tác

“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ và được đưa vào tập truyện cùng tên.

2. Bố cục

  • Phần 1 (Từ đầu đến “chị cũng không muốn bắt nó về”): Ông Sáu trở về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra ba.
  • Phần 2 (Tiếp theo đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”): Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.
  • Phần 3 (Còn lại): Ông Sáu hy sinh ở chiến trường và chuyện về chiếc lược ngà.

Tóm tắt Chiếc lược ngà

tóm tắt chiếc lược ngà

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là lời kể của anh Ba về câu chuyện cảm động về tình cha con sâu sắc giữa ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi lính khi con gái ông mới tròn một tuổi. Bé Thu chưa từng một lần gặp ba mà chỉ biết về ba qua tấm ảnh ba chụp chung với má.

Khi trở về nhà thăm gia đình, vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt nên bé Thu không nhận ba. Bé cư xử vô lễ và lạnh nhạt với ông Sáu vì nghĩ đây không phải ba của mình. Cho đến một lần, bé Thu đã hất cái trứng cá trong bữa ăn, khiến ông Sáu tức giận và đánh con – điều làm ông hối hận rất nhiều khi trở về chiến khu.

Ngày hôm sau, trước lúc ông Sáu đi, bé Thu đã chạy đến ôm ba và bày tỏ tình cảm với ba. Hai cha con hàn gắn lại tình cảm sau nhiều năm xa cách. Sau này, ở chiến khu, ông Sáu luôn nghĩ về con gái và đã làm chiếc lược ngà với hy vọng sau này khi trở về thăm con, ông sẽ trao nó cho bé Thu. Nhưng không may, ông đã hi sinh khi chưa kịp làm điều ấy.

Anh Ba thay ông Sáu trao chiếc lược cho bé Thu, dù ông Sáu đã hy sinh nhưng với anh Ba thì “Dường như chỉ có tình cha con là không thể chết.”

Xem thêm: [Ngữ văn 9] Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ ý chuẩn Bộ GD

Soạn bài Chiếc lược ngà hay nhất

soạn bài chiếc lược ngà

Trong Ngữ Văn 9, SGK Ngữ Văn 1, trang 202

Câu 1. Kể tóm tắt cốt truyện của văn bản đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?

Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:

  • Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản của truyện.
  • Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với đứa con.

Câu 2. Phân tích diễn biến tâm lý và tình cảm của bé Thu trong lần đầu gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả trong tác phẩm Chiếc lược ngà?

Trước lúc nhận cha:

  • Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
  • Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
  • Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
  • Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
  • Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.

⇒ Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.

Khi nhận ra cha của mình:

  • Trước lúc ông Sáu đi, bé Thu gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
  • Bé Thu vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ông Sáu ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.

⇒ Tình cảm dành cho cha bị dồn nén bấy lâu nay mới có dịp được bộc lộ.

Câu 3. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp ở ông Sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào trong Chiếc lược ngà? Điều đó bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy.

  • Tình cảm của ông  Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng được biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ.
  • Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi chia tay với gia đình là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông Sáu tự tay làm một chiếc lược ngà dành tặng cho bé Thu.

Câu 4. Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?

  • Truyện được kể theo lời trần thuật ở ngôi thứ nhất của nhân vật “tôi” – bạn ông Sáu
  • Cách chọn vai kể giúp cho câu chuyện về ông Sáu và bé Thu được diễn ra một cách khách quan, toàn cảnh

Luyện tập thêm Chiếc lược ngà

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

  • Thái độ của bé Thu lúc ông Sáu mới về và lúc ông ra đi là trái ngược với nhau nhưng vẫn nhất quán trong tính cách của nhân vật. Vì sự nhất quán cao độ trong tính cách của nhân vật nên mới tạo ra sự đối lập ở hai khoảng thời gian khác nhau.
  • Thu yêu ba, tự hào về ba, khắc ghi hình ảnh ba trong bức hình chụp chung với má. Tình yêu ấy sâu sắc, bền vững. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Một người khác trong hình lại nhận là ba nên Thu kiên quyết không nhận.

⇒ Thái độ chống đối ngang ngạnh ấy cũng chỉ vì yêu ba (Người ba trong ảnh) về sau khi ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết sẹo trên má.

⇒ Em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy có cả sự ân hận, day dứt. Sự nhất quán trong tính cách nhân vật là ở chỗ đó.

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Khi viết lại đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác, cần chú ý :

  • Nếu vào vai ông Sáu, cần thể hiện tình cảm “nôn nao” của người cha sau mấy năm xa cách đi kháng chiến, sự hồi hộp chờ đợi lúc được gặp con và cháy lòng chờ đợi con gọi một tiếng “ba” mà “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
  • Nếu vào vai bé Thu, cần thể hiện diễn biến tâm trạng từ xét nét đến “xôn xao” và cuối cùng “bỗng kêu thét lên “Ba…a…a…ba !”. Đó cũng là lần cuối cùng bé Thu được gặp ba mình.

Tổng kết

Tác phẩm Chiếc lược ngà là truyện ngắn đặc sắc với nhiều giá trị và thông điệp sâu sắc. Công Thức Toán Lý Hóa mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị soạn bài Chiếc lược ngà thật tốt ở nhà để có những giây phút học tập tác phẩm này thật hiệu quả.
Tags: bài chiếc lược ngàchiếc lược ngàchiếc lược ngà fullchiếc lược ngà sgksoạn bài chiếc lược ngàsoạn bài chiếc lược ngà ngắn nhấttác giả nguyễn quang sángtài liệu chiếc lược ngàtóm tắt chiếc lược ngàtruyện ngắn chiếc lược ngà
QNT

QNT

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
phân tích nhân vật ngô tử văn

[Ngữ văn 10] Hướng dẫn phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay MỚI NHẤT

phân tích đoàn thuyền đánh cá

[Ngữ văn 9] Phân tích Đoàn thuyền đánh cá chi tiết chuẩn Bộ GD

dấu của tam thức bậc hai

[Toán 10] Dấu của tam thức bậc hai - trọn bộ lý thuyết và bài tập

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com