[Ngữ văn 12] Phân tích nhân vật Tràng tác phẩm Vợ nhặt MỚI NHẤT

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt là đề bài thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra và đề thi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng dàn ý phân tích đề bài này để viết nên một bài văn hoàn chỉnh nhé!

Mở bài phân tích nhân vật Tràng

Giới thiệu tác giả Kim Lân

Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920 – 2007), quê ở làng Phù Lưu, Bắc Ninh

Kim Lân là cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”.

Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân. Năm 2001, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Giới thiệu tác phẩm Vợ nhặt

Tác phẩm “Vợ nhặt” được viết năm 1955, in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).

Tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết sau Cách mạng Tháng 8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả Kim Lân dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.

Thân bài phân tích nhân vật Tràng

Lai lịch, số phận nhân vật Tràng

Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh,…

+Dân ngụ cư là những người từ nơi khác đến, không có ruộng đất nên không thể cày cấy

+ Bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh.

+ Cái được gọi là “nhà” thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.

+ Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh đi làm về.

-> Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái chết, chật vật với miếng ăn hằng ngày.

Ngoại hình thô kệch của Tràng: dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước. => cái đói và sự nghèo khổ dường như đã khiến ngoại hình trông không được sáng sủa và gọn gàng.

Tràng là người vô tư, nông cạn

-Hầu như Tràng không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy “…ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút”.

-Chuyện vợ con là chuyện quan trọng, phải xem ngày, tháng, hai bên cưới hỏi những Tràng chỉ quyết định trong chốc lát “nhặt vợ” => Chủ tâm của anh là vui đùa nhưng ai ngờ lại có vợ thật.

Tràng là người nhân hậu, phóng khoáng

-Thấy thị đói, Tràng cho ăn chú không có mục đích tìm vợ. Thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận => Tuy hoàn cảnh cũng khó khăn nhưng Tràng vẫn có lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.

-Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ => Tràng đã có ý thức chăm sóc: “Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí”.
=> Trong hoàn cảnh nghèo khó, phải vật lộn để kiếm cái ăn từng ngày nhưng ở Tràng vẫn toát lên nét nhân hậu, phóng khoáng của người nông dân. Anh vẫn vui vẻ, vẫn cảm thấy thương xót những người cùng hoàn cảnh như mình.

Tràng là người sống có trách nhiệm

-Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra. => sự khác biệt khi là người có vợ.
-Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi. Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm.

=> Trước đó Tràng chỉ là một người kéo xe, sống vô tư nhưng nay lại biết nghĩ ngợi, quan tâm đến những chuyện ngoài kia, và cũng mang trong mình khao khát đổi đời.

Giá trị nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo: anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu ở xóm ngụ cư nhưng lại lấy được vợ giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh.

=> Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn, đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

  • Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách của nhân vật.
  • Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế kết hợp với bút pháp miêu tả bức tranh nạn đói khủng khiếp và bữa cơm ngày đói trong gia đình Tràng để lại ấn tượng trong lòng người đọc về một thời kì lịch sử của đất nước.
  • Sử dụng ngôn ngữ bình dị, tinh tế => có sự chắt lọc, có sức gợi => giúp nhà văn thể hiện rõ nội dung nhân đạo sâu sắc

Kết bài phân tích nhân vật Tràng

-Khái quát lại vẻ đẹp và ý nghĩa nhân vật Tràng được tác giả Kim Lân khắc họa trong tác phẩm.

-Nêu suy nghĩ của cá nhân về nhân vật Tràng, về người nông dân trong tình cảnh nạn đói năm 1945.

Gợi ý mở bài phân tích nhân vật Tràng

Khi phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt chương trình Ngữ văn 12, các bạn có thể tham khảo một số mở bài và kết bài dưới đây:

Mở bài 1: Nhắc đến Kim Lân, ta nhớ ngay đến cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp. Ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân lao động. “Vợ nhặt” là một trong số truyện ngắn đặc sắc viết về người nông dân trong nạn đói năm 1945 của ông với nhân vật Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai đoạn này.

Mở bài 2: Nhà văn Kim Lân là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”. Một trong những nhân vật mà nha văn đã xây dựng đó là nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” làm nổi bật lên hình ảnh người nông dân trong nạn đói năm 1945. Tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độ giả về một thời kỳ của đất nước.

Gợi ý kết bài phân tích nhân vật Tràng

Kết bài 1: Bằng bút pháp miêu tả nhân vật đặc sắc của mình, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật Tràng của xóm ngụ cư nghèo khó. Nhân vật Tràng nói riêng và tác phẩm Vợ nhặt nói chung là thành công của nhà văn Kim Lân ở mảng truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Người đọc sẽ nhớ mãi một ‘Vợ nhặt’ với tình huống truyện độc đáo và một anh Tràng thật đặc biệt.

Kết bài 2: Qua nhân vật Tràng, ta hiểu hơn tình cảnh người nông dân trong nạn đói 1945 nghèo khó và cũng hiểu được những phẩm chất mộc mạc của họ. Qua đó ta cũng thấy được ở họ ẩn chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa những con người nghèo khổ ngay trong trận đói khủng khiếp nhất. Nhà văn Kim Lân khắc họa thành công nhân vật Tràng với nhiều tình tiết, hình ảnh độc đáo, để lại ấn tượng cho người đọc, lưu giữ giá trị qua nhiều thế hệ.

Tổng kết

congthuctoanlyhoa.com vừa gửi đến bạn đọc dàn ý cho đề bài phân tích nhân vật Tràng. Hy vọng các bạn đã nắm rõ được các chi tiết quan trọng và có thể viết một bài văn hoàn chỉnh. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Viết một bình luận