[Vật Lý 8] Lý thuyết Sự cân bằng lực – quán tính hay, chi tiết

Cùng congthuctoanlyhoa khám phá lý thuyết về Sự cân bằng lực – quán tính chi tiết và đầy đủ. Tìm hiểu về Hai lực cân bằng,Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động, Quán tính và cách giải các bài tập về Sự cân bằng lực – quán tính. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các em nắm vững Lý thuyết Sự cân bằng lực – quán tính một cách toàn diện.

Sự cân bằng lực – quán tính

A/ Lý thuyết Sự cân bằng lực – quán tính

I. Hai lực cân bằng

1. Hai lực cân bằng là gì?

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Ví dụ: Một quả cầu được treo bởi một sợi dây như hình vẽ, chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực căng dây .

2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động

Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

II. Quán tính

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

– Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.

Ví dụ:

Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính.

– Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng chậm.

Ví dụ:

Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu hãm phanh với lực có cùng độ lớn thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn.
Sự cân bằng lực – quán tính

B/ Bài tập Sự cân bằng lực – quán tính

Bài 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Lời giải:

– Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Chọn đáp án D

Bài 2: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Bài 3: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Vì khi ô tô đột ngột rẽ sang phải do quán tính hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp chuyển động theo hướng cũ nên hành khách thấy mình bị nghiêng người sang bên trái.

Bài 4: Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?

Lời giải:

Khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu sẽ làm đoàn tàu không thay đổi vận tốc. Do vậy điều này không mâu thuẫn với nhận định lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật.

Bài 5: Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào một sợi dây cố định (H.5.1). Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.

Lời giải:

Trọng lực P của quả cầu có độ lớn: P = 10.m = 10.0,2 = 2N

Ta thấy quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực và sức căng ) nên T = P = 2N.

Với tóm lược về lý thuyết Sự cân bằng lực – quán tính, bài viết này cung cấp cho các em cái nhìn toàn diện về Sự cân bằng lực – quán tính và cách giải các bài tập của nó trong vật lý lớp 8. Từ lý thuyết cơ bản đến các ứng dụng thực tế, bài viết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về Sự cân bằng lực – quán tính.

 

Viết một bình luận