Cùng congthuctoanlyhoa khám phá lý thuyết về Biểu diễn lực chi tiết và đầy đủ. Tìm hiểu về Tác dụng của lực, Biểu diễn lực và cách giải các bài tập về Biểu diễn lực. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các em nắm vững Lý thuyết Biểu diễn lực một cách toàn diện.
A/ Lý thuyết Biểu diễn lực
I. Tác dụng của lực
Khi một lực tác dụng vào một vật, lực đó có thể:
– làm vật biến dạng.
– làm vật thay đổi chuyển động (tốc độ, hướng).
– làm vật vừa biến dạng vừa thay đổi chuyển động.
Ví dụ:
+ Lực do tay tác dụng vào cái bơm bóng làm nó biến dạng.
+ Lực do vợt tenis tác dụng vào quả bóng làm nó bay ngược trở lại.
+ Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm nó biến dạng và chuyển động.
II. Biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
– Gốc là điểm đặt của lực.
– Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
– Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
Chú ý:
– Các đại lượng vật lí có hướng là các đại lượng vectơ nên lực là đại lượng vectơ.
– Vectơ lực được kí hiệu là ; cường độ của lực được kí hiệu là F ; ba yếu tố của lực là : điểm đặt, phương và chiều, độ lớn ; kết quả tác dụng của lực phụ thuộc vào các yếu tố này.
– Ta thường dễ thấy được kết quả tác dụng lực làm thay đổi độ lớn vận tốc (nhanh lên hay chậm đi) mà ít thấy được tác dụng làm đổi hướng của vận tốc, chẳng hạn như :
+ Trong chuyển động tròn đều, lực tác dụng chỉ làm thay đổi hướng chuyển động.
+ Trong chuyển động của vật bị ném theo phương ngang, trọng lực P làm thay đổi hướng và độ lớn của vận tốc.
Ví dụ:
Lực có đặc điểm:
+ Điểm đặt: tại A
+ Phương: thẳng đứng
+ Chiều: từ dưới lên trên
+ Độ lớn: F1 = 20N.
B/ Bài tập Biểu diễn lực
Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
A. Không thay đổi.
B. Chỉ có thể tăng dần.
C. Chỉ có thể giảm dần.
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Lời giải:
Chọn D
Nếu lực tác dụng lên vật là lực kéo thì sẽ làm cho vận tốc của vật tăng dần, nhưng nếu là lực cản thì sẽ làm cho vận tốc của vật giảm dần.
Bài 2: Nêu hai ví dụ chứng tỏ hai lực làm thay đổi vận tốc, trong đó một ví dụ lực làm tăng vận tốc, một ví dụ làm giảm vận tốc.
Lời giải:
– Ví dụ lực làm tăng vận tốc: Một chiếc xe đang đổ dốc, nếu không có lực hãm phanh thì lực hút của Trái Đất sẽ làm tăng vận tốc của xe.
– Ví dụ lực làm giảm vận tốc: Xe đang chuyển động trên đoạn đường ngang, nếu không có lực tác động nữa, lực cản của không khí sẽ làm giảm tốc độ xe.
Bài 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Khi thả vật rơi, do sức…………. vận tốc của vật…………..
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do……………. của cát nên vận tốc của bóng bị………..
Lời giải:
Khi thả vật rơi, do sức hút của Trái Đất, vận tốc của vật tăng.
Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do lực cản của cát nên vận tốc của bóng bị giảm.
Bài 4: Khi bắn tên, dây cung tác dụng lên mũi tên lực F = 100N. Lực này được biểu diễn bằng vectơ , với tỉ xích 0,5 cm ứng với 50N. Trong 4 hình sau (H.4.2), hình nào vẽ đúng lực ?
Lời giải:
Chọn B
Vì lực dây cung tác dụng lên mũi tên sẽ có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, điểm đặt của lực tại dây cung. Mặt khác lực F = 100N với tỉ lệ xích 0,5cm ứng với 50N thì 1cm ứng với 100N nên đáp án B đúng.
Bài 5: Biểu diễn các vectơ lực sau đây:
a) Trọng lực của một vật là 1500N ( tỉ lệ xích tùy chọn).
b) Lực kéo một sà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ lệ xích 1cm ứng với 500N.
Lời giải:
a) Trọng lực của một vật 1500N:
b) Lực kéo của một xà lan là 2000N theo phương ngang, chiều từ trái sang phải, tỉ xích ứng với 500N.
Với tóm lược về lý thuyết Biểu diễn lực, bài viết này cung cấp cho các em cái nhìn toàn diện về Biểu diễn lực và cách giải các bài tập của nó trong vật lý lớp 8. Từ lý thuyết cơ bản đến các ứng dụng thực tế, bài viết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về Biểu diễn lực.