Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Công thức Hóa học Công thức Hóa học 9

[Hóa học 9] Lý thuyết tính chất hóa học của muối và bài tập về muối

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Công thức Hóa học 9, Công thức Hóa học
0
tính chất hóa học của muối
0
Chia Sẻ
7
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Mục Lục

  • Khái quát về muối – tính chất hóa học của muối
    • Khái niệm
    • Cách gọi tên các loại muối
    • Phân loại muối
  • Tính chất hóa học của muối
  • Bài tập liên quan tính chất hóa học của muối
    • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về muối
    • Dạng 2: Bài toán về dung dịch axit tác dụng với muối
    • Dạng 3: Bài toán về dung dịch bazo tác dụng với dung dịch muối
    • Dạng 4: Bài toán về phản ứng giữa các dung dịch muối
    • Dạng 5: Bài toán nhiệt phân muối

Khái quát về muối – tính chất hóa học của muối

Khái niệm

Định nghĩa: “Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit”.

Có một định nghĩa chi tiết khác: “Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit“.

Ví dụ như:

(NH4)2SO4 →2NH4+ + SO42-

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

  • Công thức hóa học của muối gồm có 2 phần: Kim loại và gốc axit.

  • Một số muối thường gặp là: NaCl, NaNO3, CuSO4, NaHCO3…

Cách gọi tên các loại muối

– Muối là hợp chất, trong phân tử gồm hai phần: cation và anion.

Tên muối = tên cation + tên anion gốc axit.

Cation chia làm 2 trường hợp:

  • Cation kim loại: Đọc tên nguyên tử nguyên tử kim loại. Nếu kim loại có nhiều hóa trị khác nhau thì thêm số La mã chỉ hóa trị của kim loại đặt trong dấu ngoặc (nếu kim loại chỉ có một hóa trị thì không cần).
  • Cation muối gồm nhiều nguyên tử

 Ví dụ: BiO+: bitmutyl; VO+: vanadyl (III);  VO3+: vanadyl (V);

 SO22+: sunfuryl (VI); PS3+: tiophotphoryl (V); UO22+: uranyl;

Anion cũng có 2 trường hợp:

  • Nếu anion là gốc của hyđroaxit thì tên anion gốc axit được đọc: tên nguyên tố X (nếu gốc còn hyđro thì đọc hyđro rồi tên nguyên tố X) + đuôi ua (thay đuôi hyđric trong axit bằng đuôi ua, đối với những từ sau khi bỏ đuổi hidric mà còn là một nguyên tố âm O thì thêm “r” trước chữ ua cho dễ đọc.
  • Nếu anion là gốc của oxi axit thì:

– Nếu trong axit có đuôi là ic thì gốc axit đổi ic thành at

– Nếu trong axit có đuôi ơ thì đổi thành it

Bạn đang đọc bài viết: [Hóa học 9] Lý thuyết tính chất hóa học của muối và bài tập về muối

Phân loại muối

Dựa vào thành phần, muối được chia làm 2 loại: Muối trung hòa và muối axit.

  • Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Một cách định nghĩa nâng cao về muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit). Một số muối trung hòa phổ biến là: Na2CO3, Na2SO4.
  • Muối axit: Muối axit là muối mà trong đó có gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Một cách hiểu nâng cao hơn, nếu anion gốc axit của muối ăn vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit. Một số ví dụ về loại muối này là: NaH2PO4, NaHCO3, NaHSO4.

muối

 

Tính chất hóa học của muối

Muối có thể đổi màu chất chỉ thị

Quỳ tím chuyển sang màu đỏ khi:

  • Muối có tính axit;
  • Khi kim loại yếu kết hợp với gốc axit mạnh.

Quỳ tím chuyển sang màu xanh khi:

  • Muối có tính bazo mạnh hơn;
  • Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit yếu.

Quỳ tím không chuyển màu khi:

  • Muối trung tính;
  • Khi kim loại mạnh kết hợp với gốc axit mạnh hoặc tính chất của cả 2 ngang bằng nhau.

Xem thêm kiến thức: [Hóa học 9] Đầy đủ lý thuyết và cách giải bài tập natri hidroxit, canxi hidroxit

Tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới

Một trong những tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại. Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tạo thành kết quả như trên lý thuyết.

Phản ứng chỉ xảy ra trong điều kiện kim loại tham gia (trừ các kim loại tan trong nước như Na, K, Ba, Ca, Li) mạnh hơn kim loại trong hợp chất muối.

Để xác định tính mạnh yếu của kim loại, ta áp dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại:

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Khi muối tác dụng với axit

Muối khi tác dụng với axit sẽ tạo thành axit mới và muối mới. Tuy nhiên, nếu thành phẩm của phản ứng khi tạo ra là axit yếu thì không thể tồn tại được mà sẽ tự chuyển hóa thành chất khác bền hơn.

Ví dụ minh họa:

  • AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3
  • CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Một tính chất hóa học của muối khác là khả năng phản ứng với dung dịch bazơ (các bazơ tan) để tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4

Tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới

Muối có khả năng tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 loại muối mới (sản phẩm có thể là dung dịch muối hoặc kết tủa muối). Điều kiện để phản ứng xảy ra:

  • Muối tham gia phải tan.
  • Sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa.

Ví dụ:

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phản ứng phân hủy muối

KClO3, KMnO4, CaCO3, là những loại muối dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

Ví dụ minh họa:

  • 2KClO3 t0→ 2KCl + 3O2
  • CaCO3 → CaO + CO2

Các phản ứng trao đổi trong dung dịch của muối

Đây là phản ứng hóa học mà trong đó 2 hợp chất tham gia trao đổi với nhau thành phần cấu tạo nên chúng để tạo ra những hợp chất mới.

Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra 

Phản ứng trao đổi trong hóa học chỉ có thể xảy ra khi sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc là chất khí.

Ví dụ:

  • CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
  • K2SO4 + NaOH: Phản ứng này không thể xảy ra.

Lưu ý: Phản ứng trung hòa cũng là loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Dưới đây là video về một số thí nghiệm thú vị với muối

Bài tập liên quan tính chất hóa học của muối

Trong chương trình Hóa học 9, các dạng toán liên quan đến tính chất hóa học của muối gồm những dạng sau đây:

Dạng 1: Bài tập lý thuyết về muối

Dạng bài này đòi hỏi phải nắm vững kiến thức về muối như tính chất hóa học của muối, các phản ứng xảy ra của muối,… Những nội dung này đã được trình bày ở trên, dưới đây là tóm tắt.

Tính chất hóa học của muối:

1. Tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

2. Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.

3. Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

4. Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

5. Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Dạng 2: Bài toán về dung dịch axit tác dụng với muối

Axit + muối Muối mới => Muối mới + axit mới

Sản phẩm sau phản ứng phải có ít 1 chất là : chất kết tủa, chất khí hoặc nước.

VD: HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

ví dụ bài tập muối

Dạng 3: Bài toán về dung dịch bazo tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch bazo + Dung dịch muối => Muối mới + Bazo mới

Điều kiện để xảy ra phản ứng là:

+ Chất tham gia phản ứng phải là chất tan

+ Sản phẩm phải có ít nhất 1 trong các loại chất sau: chất kết tủa, chất khí, hoặc nước.

ví dụ bài tập muối

 

Dạng 4: Bài toán về phản ứng giữa các dung dịch muối

Dung dịch muối 1 + Dung dịch muối 2 => 2 muối mới

Điều kiện để phản ứng có thể xảy ra được là:

+ Chất tham gia phản ứng phải tan

+ Sản phẩm phải có ít nhất 1 chất là: Chất kết tủa, chất khí hoặc nước

ví dụ bài tập muối

 

Dạng 5: Bài toán nhiệt phân muối

Một số muối có khả năng bị nhiệt phân khi gặp nhiệt độ cao

VD: KNO3 → KNO2 + ½ O2

CaCO3 → CaO + CO2

ví dụ nhiệt phân muối

 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ lý thuyết về muối và các dạng toán liên quan đến tính chất hóa học của muối. Congthuctoanlyhoa.com hi vọng có thể giúp bạn dễ dàng hiểu và áp dụng được những kiến thức này để làm bài tập lẫn trong cuộc sống ngày thường.

 

 

 

Tags: cách gọi tên các loại muốimuối là gìphân loại muốiphản ứng phân hủy muốitính chất hóa học của muối
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

nguyên tố hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8] Nguyên tố hóa học là gì? Giải bài tập Nguyên tố hóa học

Tháng Tám 8, 2022
công thức hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8] Lý thuyết và bài tập Công thức hóa học MỚI NHẤT 2022

Tháng Tám 8, 2022
phương trình hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8]Phương trình hóa học là gì? Cách cân bằng phương trình hóa học

Tháng Tám 8, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
[Ngữ văn 9] Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ ý chuẩn Bộ GD

[Ngữ văn 9] Tóm tắt Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ ý chuẩn Bộ GD

natri clorua và kali nitrat

[Hóa học 9] Lý thuyết và bài tập muối quan trọng: natri clorua, kali nitrat

phi kim

[Hóa học 9] Phi kim là gì? Trọn bộ lý thuyết và bài tập chuẩn nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com