Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn, đủ ý nhất

QNT Bởi QNT
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn lớp 9, Ngữ Văn
0
[Ngữ văn 9] Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn, đủ ý nhất
1
Chia Sẻ
87
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ là một tác phẩm nhân văn sâu sắc phản ánh số phận oan nghiệt của phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống, tần tảo của họ. Trong bài viết này, ta sẽ đi qua đôi nét về tác giả, tác phẩm, tóm tắt và soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn nhất.

Mục Lục

  • Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương
  • Đọc-hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
  • Sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương
  • Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương
  • Tổng kết

Đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ – Chuyện người con gái Nam Xương

tác giả Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương

  • Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh – năm mất).
  • Người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
  • Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
  • Ông sống ở thế kỉ XVI là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài.
  • Nguyễn Dữ là một người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin về quê nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời khác.

Đọc-hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

truyền kỳ mạn lục nguyễn dữ

1. Xuất xứ Chuyện người con gái Nam Xương

Đây là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “thiên cổ tùy bút” Truyền kỳ mạn lục. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.

2. Thể loại

Truyện truyền kỳ.

3. Ý nghĩa nhan đề Chuyện người con gái Nam Xương

  • Truyền kỳ: thể loại văn viết bằng chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường. Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình.
  • Mạn lục: ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền
  • Chuyện người con gái Nam Xương:
    • Câu chuyện kể về người phụ nữ ở Nam Xương.
    • Đây không chỉ là câu chuyện của riêng Vũ Nương mà còn là câu chuyện chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

4. Bố cục

Truyện gồm 3 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu…”cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương; sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
  • Phần 2 (“Qua năm sau…đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
  • Phần 3 (còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.

5. Giá trị nội dung Chuyện người con gái Nam Xương

  • Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam
  • Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời lên án các lễ giáo phong kiến, các hủ tục hà khắc trong xã hội đương thời.

6. Giá trị nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng → tạo nên tính bất ngờ, tăng thêm tính bi kịch.
  • Xây dựng nhân vật (qua lời nói, hành động), kết hợp tự sự với trữ tình
  • Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ; yếu tố kỳ ảo.

Xem thêm: [Ngữ văn 9] Phân tích bài thơ Đồng chí – Dàn ý chi tiết, hay nhất

Sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương thuộc Ngữ Văn 9 – HK1

soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ngắn gọn nhất

soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Chuyện người con gái Nam Xương kể về Vũ Nương (Vũ Thị Thiết), một người con gái công dung ngôn hạnh lại thêm tư dung tốt đẹp. Trương Sinh từ đó cảm mến mà đem trăm lạng vàng xin cưới Vũ Nương về.

Chẳng bao lâu, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh một đứa con trai, đặt tên là Đản. Mẹ Trương Sinh cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm, mặc dù Vũ Nương ngày đêm săn sóc phụng dưỡng, nhưng bà vẫn không qua khỏi.

Trương Sinh đi lính về gặp vợ con rất mừng rỡ, nhưng bé Đản lại không nhận cha. Nghe con nói tối nào cha cũng đến, Trương Sinh cho rằng vợ mình ngoại tình trắc nết nên đánh đuổi Vũ Nương. Dù cố gắng thanh minh nhưng không được nên Vũ Nương đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang để giữ sự trong sạch.

Nàng được Linh Phi cứu và sống dưới thủy cung. Ở đây, nàng đã gặp Phan Lang – người cùng làng. Nàng đã nhờ Phan Lang nhắn gửi với Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.

Về phần mình, Trương Sinh về sau hiểu ra chuyện khi đứa con chỉ vào chiếc bóng và nhận đó là cha. Nghe lời Phan Lang, Trương Sinh rất hối hận và lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về nói lời tạ từ rồi biến mất.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1. Tìm bố cục của truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

Truyện gồm 3 phần:

  • Phần 1 (Từ đầu…”cha mẹ đẻ mình”): Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương; sự xa cách vì chiến tranh, phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
  • Phần 2 (“Qua năm sau…đã qua rồi”): Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
  • Phần 3 (còn lại): Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giả oan.

Câu 2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

Trong mối quan hệ vợ chồng hàng ngày:

  • Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá mức.
  • Biết chồng như vậy nên luôn giữ gìn khuôn phép, vợ chồng ít khi bất hòa.

⇒ Một người vợ thấu hiểu, cảm thông, rộng lượng và bao dung

Trong những ngày xa chồng:

  • Chăm sóc con cái, mẹ chồng như cha mẹ đẻ
  • Chăm sóc chu đáo khi mẹ chồng ốm: “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”
  • Lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất.

⇒ Một người mẹ hiền, dâu thảo.

Khi bị chồng nghi oan: Hết lời giải thích, nhưng khi bị đẩy đến bước đường cùng thì đành lựa chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.

⇒ Khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh tình huống khác nhau, tác giả đã thể hiện được những nét tính cách tốt đẹp của nhân vật một cách chân thực và cụ thể.

soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

Câu 3. Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó, em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Do 2 nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương:

  • Nguyên nhân trực tiếp: Do chồng nàng – Trương Sinh có tính hay ghen, đa nghi và không chịu nghe lời vợ giải thích.
  • Nguyên nhân gián tiếp: Do xã hội phong kiến đã gây ra bao nhiêu bất công, phân biệt đối với người phụ nữ khiến cuộc đời, số phận của họ phải chịu nhiều bi thảm.

Câu 4. Hãy nêu nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và những lời đối thoại trong truyện.

  • Tình huống truyện đầy bất ngờ, căng thẳng.
  • Những lời trần thuật tự nhiên, chân thực.
  • Những lời đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tình huống câu chuyện, góp phần giãi bày tâm trạng của nhân vật.

Câu 5. Tìm những yếu tố kì ảo trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương. Đưa những yếu tố kì ảo và một câu chuyện quen thuộc, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

Những yếu tố kì ảo:

  • Phan Lang nằm mộng cứu Linh Phi
  • Phan Lang được Linh Phi cứu xuống thủy cung
  • Vũ Nương còn sống và gặp lại Phan Lang dưới thủy cung
  • Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

Ý nghĩa:

  • Tạo ra một cái kết có hậu hơn cho câu chuyện.
  • Thể hiện niềm cảm thương của nhà văn dành cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân: người tốt sẽ được minh oan và đền đáp xứng đáng.

Xem thêm: [Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tổng kết

Khép lại tác phẩm là niềm cảm thương của Nguyễn Dữ dành cho nhân vật Vũ Nương, hay nói cách khác là sự thấu hiểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ. Bài viết từ congthuctoanlyhoa.com gửi đến các bạn học sinh và hy vọng rằng nó giúp các bạn hiểu hơn và cũng như yêu mến tác phẩm

Tags: bố cục chuyện người con gái nam xươngchuyện người con gái nam xươngđọc văn bản chuyện người con gái nam xươnggiáo án chuyện người con gái nam xươngphân tích bài chuyện người con gái nam xươngsoạn bài người con gái nam xươngtác giả nguyễn dữthể loại chuyện người con gái nam xươngtóm tắt chuyện con gái nam xương ngắn gọnvăn bản người con gái nam xương
QNT

QNT

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
phản ứng hóa học

[Hóa học 8] Lý thuyết và bài tập Phản ứng hóa học MỚI NHẤT

chiếc thuyền ngoài xa

[Ngữ văn 12] Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết và sâu sắc nhất

phương trình hóa học

[Hóa học 8]Phương trình hóa học là gì? Cách cân bằng phương trình hóa học

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com