[Hoá học 8] Lý thuyết Phương pháp phân biệt chất và vật thể đầy đủ, chi tiết

Cùng congthuctoanlyhoa khám phá Lý thuyết Phương pháp phân biệt chất và vật thể chi tiết, đầy đủ nhất 2023. Bài viết cung cấp cho các em cái nhìn sâu sắc về định nghĩa về vật thể, chất, tính chất của chất, hỗn hợp và chất tinh khiết, sơ đồ tư duy và các bài tập minh hoạ. Bài viết này sẽ hỗ trợ cho các em trong việc học tốt môn Hoá học lớp 8.

phân biệt chất và vật thể
Lý thuyết Phương pháp phân biệt chất và vật thể

Lý thuyết Phương pháp phân biệt chất và vật thể

Vật thể, Chất

Vật thể

– Vật thể là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian.

– Vật thể gồm hai loại:

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.

Chất

– Chất là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể.

– Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

Tính chất của chất

– Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

+ Tính chất vật lý: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (tos), nhiệt độ nóng chảy (tonc), khối lượng riêng (d).

+ Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác.

–  Hiểu các tính chất của chất, chúng ta có thể:

+ Phân biệt chất này với chất khác

Ví dụ: Đồng là kim loại màu đỏ còn nhôm là kim loại có màu trắng xám.

+ Biết sử dụng chất an toàn

Ví dụ: H2SO4 đặc nguy hiểm, gây bỏng nên cần cẩn thận khi sử dụng

+ Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất

Ví dụ: Cao su không thấm nước, đàn hồi nên dùng để chế tạo săm, lốp xe…

Lưu ý:

  • Nắm được những tính chất của chất để nhận biết được chất, biết cách sử dụng chất, biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất
  • Chất nguyên chất hay còn gọi là chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Hỗn hợp và chất tinh khiết

1. Hỗn hợp là: các chất trộn lẫn với nhau

2. Chất tinh khiết

– Nước cất là: chất tinh khiết, còn nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, sông, hồ…. là hỗn hợp

– Chỉ có nước tinh khiết mới có tonc = 0oC, tos = 100oC , D= 1g/cm3

– Chỉ có những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định

3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp 

– Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí , ta sẽ có phương pháp thích hợp để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.

Ví dụ: Tách muối ra khỏi hỗn hợp muối + nước, ta đun sôi hỗn hợp, nước bốc hơi đi, còn lại chất rắn màu trắng là muối.

Sơ đồ tư duy về Chất

Phương pháp phân biệt chất và vật thể
Sơ đồ tư duy Phương pháp phân biệt chất và vật thể

Giải bài tập Phương pháp phân biệt chất và vật thể

Bài 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày. Số vật thể nhân tạo là

A. 4.

B. 2.

C.5.

D. 3.

Hướng dẫn giải 

Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo nên.

Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày

Chọn C

Bài 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?

A. Nước suối.

B. Nước cất.

C. Nước khoáng.

D. Nước đá từ nhà máy.

Hướng dẫn giải

Chất tinh khiết là chất không lẫn các chất khác, có tính chất vật lí và hóa học nhất định.

Chọn B

Bài 3: Trong các vật thể sau, đâu là vật thể tự nhiên?

A. Chậu nhựa.

B. Hộp bút.

C. Không khí.

D. Máy điện thoại

Hướng dẫn giải

Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Chọn C

Vậy là các em đã tìm hiểu xong bài học về Lý thuyết Phương pháp phân biệt chất và vật thể. Mong các em sẽ học ngày càng tốt hơn nữa môn Hoá học 8.

Viết một bình luận