[Hóa học 8] Lý thuyết và bài tập Phản ứng hóa học MỚI NHẤT

Nội dung bài học hôm nay của chúng ta đề cập đến Phản ứng hóa học, một đề tài rất hay và thú vị. Ngay bây giờ xin mời các bạn đọc cùng tìm hiểu các nội dung bên dưới nhé!

Định nghĩa phản ứng hóa học

– Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này sang chất khác.

– Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng hay chất tham gia. Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.

– Phương trình chữ của phản ứng hóa học: Tên các chất tham gia → Tên các sản phẩm

– Cách đọc phương trình chữ của phản ứng hóa học:

+ Dấu “+” ở trước phản ứng đọc là “tác dụng với” hay “phản ứng với”

+ Dấu “+” sau phản ứng đọc là “và”

+ Dấu “→” đọc là “tạo thành” hay “tạo ra” hoặc “phân hủy ra”

– Trong quá trình phản ứng lượng chất tham gia giảm dần còn lượng chất sản phẩm tăng dần.

phản ứng hoá học

Ví dụ:

Hãy đọc các phương trình chữ sau:

a) Sắt + lưu huỳnh → Sắt (II) sunfua.

“Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt hai sunfua”

b) Đường → nước + than

“Đường phân hủy thành nước và than”

c) Than + oxi → khí cacbonic

“Than phản ứng với oxi tạo thành khí cacbonic”

d) Kẽm + axit → Kẽm clorua + khí hiđro

“Kẽm tác dụng với axit tạo ra kẽm clorua và khí hiđro”

Diễn biến của phản ứng hóa học

– Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

Lưu ý:

+ Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

+ Nếu đơn chất là kim loại thì nguyên tử kim loại sẽ tham gia phản ứng.

Điều kiện để có phản ứng hóa học xảy ra

Chương trình Hóa học 8, ta có các điều kiện sau để phản ứng hóa học có thể xảy ra:

– Các chất tham phản ứng phải được tiếp xúc với nhau.

– Tùy mỗi phản ứng cụ thể mà cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó

Ví dụ: Phản ứng cháy của than, ban đầu cần cung cấp 1 nhiệt độ nhất định mới xảy ra phản ứng. Hoặc phản ứng không cần đun nóng như thả viên kẽm vào dung dịch axit clohiđric.

– Có những phản ứng cần xúc tác thích hợp, đó là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi khi phản ứng kết thúc.

Dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hóa học xảy ra

– Dựa vào thay đổi màu sắc, trạng thái, mùi.

– Tỏa nhiệt, thu nhiệt hoặc phát sáng.

– Tạo ra kết tủa, bay hơi, hoặc đổi màu

Bài tập Phản ứng hóa học

Bài 1: Viết phương trình chữ cho phản ứng hóa học sau: Đốt bột nhôm trong không khí, tạo ra nhôm oxit. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?

Hướng dẫn:

Bài 2: Bỏ quả trứng vào dung dịch axit clohiđric thấy sủi bọt ở vỏ trứng (hình bên). Biết rằng axit clohiđric đã tác dụng với canxi cacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trình chữ của phản ứng.

Hướng dẫn:

– Dấu hiệu để nhận biết phản ứng xảy ra là vỏ trứng sủi bọt, do khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

– Phương trình chữ của phản ứng:

Axit clohiđric  + canxi cacbonat  canxi clorua + cacbon đioxit + nước

– Chất phản ứng: axit clohiđric và canxi cacbonat.

– Sản phẩm: canxi clorua, khí cacbon đioxit, nước.

Tổng kết

Chúng ta vừa tìm hiểu xong tổng thể nội dung bài học Phản ứng hóa học trong chương trình Hóa học 8. Công Thức Toán Lý Hóa chúc các bạn có những buổi học ý nghĩa và thú vị. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài học hữu ích sau nhé!

Viết một bình luận