Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Công thức Hóa học Công thức Hóa học 12

[Hóa học 12] Dãy điện hóa của kim loại. Toàn bộ lý thuyết tính chất kim loại

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Công thức Hóa học 12, Công thức Hóa học
0
kim loại và dãy điện hóa kim loại
0
Chia Sẻ
14
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tổng hợp toàn bộ lý thuyết về dãy điện hóa của kim loại: khái niệm, tính chất, ý nghĩa. Bên cạnh đó là tổng hợp các tính chất vật lý lẫn hóa học của kim loại.

Mục Lục

  • Dãy điện hóa của kim loại
    • Khái niệm dãy điện hóa của kim loại
    • Dãy điện hóa của kim loại
    • Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại
    • Mẹo học thuộc nhanh dãy điện hóa của kim loại
  • Tính chất của kim loại trong dãy điện hóa
    • Tính chất vật lý
    • Tính chất hóa học

Dãy điện hóa của kim loại

Khái niệm dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hóa của kim loại hay còn gọi là dãy hoạt động hóa học của kim loại, là danh sách các kim loại được liệt kê theo thứ tự giảm dần khả năng phản ứng hoặc theo thứ tự giảm dần tính dễ oxi hóa.

Các kim loại ở đầu dãy điện hóa như kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, phản ứng mạnh hơn hoặc dễ bị oxi hóa hơn các kim loại ở cuối dãy như kim loại vàng, bạc.

Về cơ bản, điều này có nghĩa là chúng có thể phản ứng dễ dàng hơn để tạo thành các hợp chất. Những kim loại ở đầu dãy hoạt động được gọi là kim loại hoạt động mạnh và kim loại ở cuối dãy gọi là kim loại hoạt động yếu.

Bạn đang đọc bài viết: [Hóa học 12] Dãy điện hóa của kim loại. Toàn bộ lý thuyết tính chất kim loại

Dãy điện hóa của kim loại

Sắp xếp theo tính oxi hóa của kim loại tăng:

K+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+

Săp xếp theo tính khử của kim loại tăng: K Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Ag Au

dãy điện hóa của kim loại

 

Xem thêm kiến thức: [Hóa học 12] Amino axit là gì? Trọn bộ lý thuyết amino axit

Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại

– So sánh tính oxi hóa – khử: Tính oxi hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại. Cụ thể như kim loại Na có tính khử mạnh do đó ion Na+ có tính oxi hóa yếu. Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh do đó kim loại Ag có tính khử yếu.

– Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử: Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

– Để xét một phản ứng oxi hóa – khử có xảy ra hay không cần nắm được quy tắc alpha: Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh -> chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.

Mẹo học thuộc nhanh dãy điện hóa của kim loại

Để nhớ nhanh dãy điện hóa của kim loại thuộc chương trình Hóa học 12, ta có bài thơ sau:

K Na Ba Ca Mg Al

Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài

Fe Ni Sn Pb H

Phái Người Sang Phố Hỏi

Cu Hg Ag Pt Au

Cửa Hàng Á Phi Âu

K Na Li Ba Ca Mg Al

Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy

Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb

Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ

H Cu Bi Hg Ag Pt Au

Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng

Dãy điện hóa O sau khử trước (1)

Phản ứng theo quy ước (2) anpha (?)

Nhưng cần phải hiểu sâu xa

Trước sau ý nghĩa mới là thành công

Kali, Can, Nát tiên phong

Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn

Sắt rồi Cô đến Niken

Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân

Hidro, Đồng, Bạc, Thủy Ngân

Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau.

Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu

Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”.

Khí bay, muối lại gặp kiềm

Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi.

Các kim loại khác dễ rồi,

Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau.

Với axit, nhớ bảo nhau:

Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng.

Từ Đồng cho đến cuối hàng,

Sau Hidro đấy, chẳng tan chút nào.

Vài lời bàn bạc , đổi trao,

Vun cây “Vườn hóa” vui nào vui hơn

Tính chất của kim loại trong dãy điện hóa

Tính chất vật lý

1. Tính chất vật lí chung

a) Tính dẻo

Kim loại có tính dẻo là do các ion dương trong mang tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng mà không bị tạch khỏi nhau nhờ các electron tự do.

=> Kim loại có tính dẻo nhất là Au

b) Tính dẫn điện

Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại , nhưng electron chuyển động tự do sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ âm đến dương.

=> Khả năng dẫn điện của một số kim loại Ag > Cu > Au > Al > Fe

c) Tính dẫn nhiệt

Kim loại có tính dẫn nhiệt là do có các electron tự do trong mạng tinh thể.

d) Tính ánh kim

Các electron tự do trong mạng tinh thể phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được

=> Tính chất vật lí chung của kim loại như nói ở trên gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

2. Tính chất vật lí riêng

a) Tính cứng

=> Kim loại mềm nhất là Cs, kim loại cứng nhất là Cr

b) Nhiệt độ nóng chảy

=> Kim loại dễ nóng chảy nhất là Hg (-39 độ C), khó nóng chảy nhất là W

c) Khối lượng riêng

– Kim loại có khối lượng riêng D < 5 gam/cm3 là kim loại nhẹ (Na, Li, Mg, Al,…)

– Kim loại có khối lượng riêng D > 5 gam/cm3 là kim loại nặng.( Cr, Fe, Zn, Pb, Ag, Hg,…)

Tính chất hóa học

Tính chất hoá học đặc trưng chung của các kim loại là tính khử.

M → Mn+ +ne (1 ≤ n ≤ 3)

1. Phản ứng với phi kim

Tác dụng với oxi

tác dụng với oxi

Chú ý: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oix ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxit.

Tác dụng với phi kim khác oxi

– Tác dụng với Cl2: tạo muối clorua (kim loại có hóa trị cao nhất)

tác dụng với clo

 

 

 

 

– Tác dụng với lưu huỳnh: khi đun nóng tạo muối sunfua (trừ Hg xảy ra ở nhiệt độ thường)

tác dụng với lưu huỳnh

 

 

 

2. Phản ứng với dung dịch axit

Tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (trừ Cu, Ag, Au, Pt)
kim loại tác dụng với axitTác dụng với axit H2SO4 đặc nóng và HNO3 đặc nóng
kim loại tác dụng với axit đặc nóng

Chú ý: Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội

3. Phản ứng với dung dịch muối

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhận xét:Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Nhận xét: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu

=> Hoạt động hóa học của Fe > Cu > Ag

Lưu ý: Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, Ba…) có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

4. Phản ứng với nước

– Kim loại kiềm (Li, Na, K, Rb, Cs) và kiềm thổ (Ca, Sr, Ba):

Những kim loại mạnh như Li, Na, Ca,… có thể tác dụng với nước ở điều kiện nhiệt độ phòng để tạo ra các dung dịch bazơ và giải phóng khí H2.

kim loại kiềm phản ứng với nước

– Các kim loại như: Mg, Zn, Fe,…

Các kim loại trung bình như Mg, Fe,… cần điều kiện nhiệt độ cao mới có thể phản ứng với nước để tạo thành oxit kim loại (trừ Mg tan chậm trong nước nóng tạo thành dung dịch Mg(OH)2) và khí hiđro.

kim loại phản ứng với nước

– Các kim loại không tác dụng với nước

Khác với những kim loại đã nêu trên, một số kim loại như Be, Cu, Ag, Hg,… không tác dụng được với nước.

Tổng kết

Hi vọng thông qua bài viết trên của congthuctoanlyhoa.com, các bạn đã có thể nắm vững được kiến thức về dãy điện hóa của kim loại và tính chất của kim loại.

Tags: cách nhớ dãy điện hóa của kim loạidãy điện hóa của kim loạidãy điện hóa của kim loại cách nhớdãy điện hóa kim loạidãy điện hóa kim loại 12kim loại cứng nhấtkim loại dẫn điện tốt nhấtkim loại dẻo nhấttính chất của kim loạiý nghĩa dãy điện hóa của kim loại
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

nguyên tố hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8] Nguyên tố hóa học là gì? Giải bài tập Nguyên tố hóa học

Tháng Tám 8, 2022
công thức hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8] Lý thuyết và bài tập Công thức hóa học MỚI NHẤT 2022

Tháng Tám 8, 2022
phương trình hóa học
Công thức Hóa học 8

[Hóa học 8]Phương trình hóa học là gì? Cách cân bằng phương trình hóa học

Tháng Tám 8, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
cấu tạo vỏ nguyên tử

[Hóa học 10] Hiểu rõ cấu tạo vỏ nguyên tử kèm bài luyện tập

bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - congthuctoanlyhoa.com

[Hóa học 10] Mẹo học Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học DỄ NHỚ

định luật ôm đối với toàn mạch

[Vật lý 11] Lý thuyết và bài tập Định luật Ôm đối với toàn mạch chuẩn SGK

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com