[Ngữ văn 12] Phân tích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Tác giả Nguyễn Trung Thành – Rừng xà nu

Tiểu sử

– Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Quảng Nam. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc.

– Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– Ông gia nhập quân đội năm 1950, hoạt động chủ yếu và gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên.

– Sau Hiệp định Genever ông làm phóng viên và tập kết ra Bắc

– Năm 1962 ông trở về Nam vừa tham gia chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ

– Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

– Hiện nay ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục và đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học.

Sự nghiệp sáng tác

a. Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của ông mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

– Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

– Sức sống bất diệt và khả năng trỗi dậy phi thường của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm chính

 Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Rẻo cao (1961); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất QuảngRừng xà nu (1965); Cát cháy

Tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác mùa hè năm 1965 khi giặc Mĩ đổ ào ạt vào miền Nam. Chúng đổ bộ vào bãi biển Chu Lai, lộ rõ bản chất sát nhân của đế quốc, khủng bố đẫm máu phong trào cách mạng của nhân dân ta. Nguyễn Trung Thành cũng giống như những nhà văn cùng thời của mình, muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” của thời đại chống Mĩ. Nên sau khi viết tùy bút “Đường chúng ta đi”, ông bắt tay vào viết truyện ngắn “Rừng xà nu”.

Ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”

  • Ý nghĩa tả thực: Cây xà nu – một loài cây sống thành rừng ở Tây Nguyên. Chúng có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết. Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên.
  • Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của rừng xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Bố cục

Tác phẩm “Rừng xà nu” có thể chia thành 3 phần sau đây:

+ Phần I: Từ đầu đến những đồi xà nu nối tiếp nhau đến chân trời => Đoạn văn miêu tả vị trí và đặc điểm của cánh rừng xà nu.

+ Phần II : Từ ba năm đi lực lượng đến hà… được!=> Sau ba năm tham gia bộ đội Tnu được trở về thăm làng trong sự chào đón hân hoan của những người dân trong làng.

+ Phần 3: Đoạn còn lại => Trong đêm Tnú trở về Cụ Mết đã kể lại câu chuyện về cuộc đời đầy đau khổ nhưng anh dũng của Tnú, đồng thời cũng là kể về quá trình chiến đấu chống đế quốc Mĩ của người dân làng Xô Man.

Giá trị nội dung

– Câu chuyện thứ nhất là câu chuyện về sự giác ngộ lí tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man, với triết lí cách mạng được cụ Mết – trưởng bản, đúc kết “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”

– Câu chuyện thứ hai là câu chuyện về cuộc đời của Tnú – một người con của núi rừng Tây Nguyên, của bản làng Xô Man. Tnú lớn lên trong không khí cả làng làm cách mạng nên con người ấy nhanh chóng bén duyên.

– Cuộc đời của Tnú là cuộc đời của biết bao nhiêu con người, cũng là hình ảnh biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường đứng dậy trong cuộc đọ sức cam go với đế quốc Mĩ.

Giá trị nghệ thuật

– Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện, truyện của một đời người của Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể của cụ Mết

– Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ qua lối kể khan của cụ Mết ở nhà ưng tạo nên sự gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết

– Xây dựng được những hình tượng đặc sắc mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu; hình tượng những thế hệ xà nu – những thế hệ của bản làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên; hình tượng người anh hùng Tnú

– Ngôn ngữ đặc sắc, mang đậm chất Tây Nguyên

Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành

Truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là câu chuyện kể về Tnú và người dân làng Xô Man. Làng Xô Man nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang ngày đêm hứng chịu những trận mưa bom, bão đạn của giặc.

Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu. Tnú – nhân vật chính của truyện – cùng với Mai nuôi giấu cán bộ là anh Quyết. Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ cho. Tnú chẳng may bị bắt trong một lần đi liên lạc, trong lúc vượt thác Đắc Nông, sau đó bị chúng đầy đi Kông Tum.

Sau ba năm, Tnú trốn được và trở về làng thì anh Quyết đã không còn nữa. Tnú cùng dân làng chuẩn bị đánh giặc thì thằng Dục đưa quân lính đến vây bắt. Chúng giết Mai – vợ của Tnú, cũng là chị của Dít – và tẩm nhựa xà nu thiêu đốt 10 đầu ngón tay Tnú. Cụ Mết cùng đám thanh niên trong làng xông vào giết giặc ngay đêm hôm ấy và giành thắng lợi.

Tnú sau ngày hôm ấy tham gia giải phóng quân, mãi sau này mới có dịp trở về thăm làng trong một ngày nghỉ phép. Khi ấy, những đứa bé như Chiến, Dít, Heng đều đã trở thành du kích. Cả làng Xô Man với tinh thần và quyết tâm đánh giặc bất khuất như sự bạt ngàn, vững trãi của cánh rừng xà nu bao quanh đây.

Phân tích tác phẩm Rừng xà nu

Để phân tích tác phẩm “Rừng xà nu” thuộc chương trình Ngữ văn 12, ta phân tích dựa vào việc phân tích những hình tượng nổi bật thể hiện qua tác phẩm. Cụ thể là hình tượng rừng xà nu và hình tượng những người anh hùng Tây Nguyên.

Hình tượng rừng xà nu

 Ý nghĩa thực

– Cây xà nu là một loại cây có thật rất phổ biến ở Tây Nguyên, họ nhà thông… có sức sống vô cùng mãnh liệt, vượt qua thời tiết khắc nghiệt để vươn lên từng ngày.

– Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên (Cành, củi xà nu có trong mỗi bếp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng…).

Ý nghĩa ẩn dụ

– Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương:

+ Cây xà nu nào cũng có vết thương như dân làng ai cũng mang một nỗi đau riêng do kẻ thù gây ra.

– Hình tượng cây xà nu đã được tác giả nâng lên từ một hình ảnh thiên nhiên bình thường thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, ẩn dụ cho tư thế, sức sống và nghị lực của người dân Tây Nguyên.

+ “Cây mẹ ngã, cây con mọc lên” thẳng nhọn kiên cường, bất khuất giống như các thế hệ dân làng Xô Man nối tiếp nhau dệt nên truyền thống yêu nước, bất khuất hào hùng

+ Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như người dân làng Xô Man chuộng tự do, yêu hòa bình, luôn đứng thẳng, vươn cao chứ không chịu khuất phục làm kiếp trâu ngựa.

– Hình tượng cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người Tây Nguyên với ý chí kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trong trận chiến với đế quốc Mỹ xâm lược.

Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên

Những thế hệ anh hùng Tây Nguyên cứ lần lượt nối tiếp nhau, kế thừa truyền thống luôn hiên ngang, kiên cường, mạnh mẽ đứng lên đấu tranh với bọn thực dân. Điển hình trong đó có thể kể đến: nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít và bé Heng.

1. Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu”

  • Tnú có tính cách trung thực, dũng cảm, gan góc và mưu trí:

+ Giặc giết anh Xút, bà Nhan nhưng Tnú khi đó còn nhỏ vẫn không sợ. Tnú cùng với Mai xung phong vào rừng nuôi cán bộ.

+ Khi học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng và lấy đá đập vào đầu chảy máu.

+ Khi đi liên lạc, Tnú không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không đi chỗ nước êm dịu mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Vì theo Tnú, những nơi nguy hiểm giặc sẽ không ngờ đến.

+ Khi giặc phục kích bắt và bị tra tấn dữ dội nhưng Tnú quyết không khai. Khi giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu, anh dứt khoát đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”.

  • Tnú có tính kỷ luật cao và trung thành tuyệt đối với cách mạng:

+ Tham gia lực lượng vũ trang, tuy nhớ quê nhà nhưng khi được phép mới trở về thăm.

+ Tính kỷ luật cao trong cách mạng, biểu hiện thành lòng trung thành của Tnú: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết rằng: “người cộng sản không thèm kêu van”.

  • Có trái tim yêu thương và sôi sục căm giận: 

+ Tnú sống rất nghĩa tình: Tnú tay không xông ra để cứu vợ con. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng Xô Man.

+ Lòng căm thù ở anh mang đậm chất Tây Nguyên: Anh mang trong tim 3 mối thù lớn: thù của gia đình, thù của buôn làng và thù của bản thân.

  • Hình tượng đôi bàn tay của Tnú mang tính cách, dấu ấn cuộc đời của anh: 

Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về, …

+ Bàn tay đau thương (chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù)

+Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù

+Bàn thay báo thù:  Giết giặc để trả thù cho Mai, các con và dân làng Xóman 

+ Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

=> Cái bi tráng câu chuyện về cuộc đời của Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất  chân lý lịch sử “Đã cầm súng thì phải cầm giáo”, đã phải đứng lên chiến đấu có vũ trang, chỉ có anh mới  chiến thắng. 

+ Khi lành lặn: Đây là bàn tay nghĩa tình, trung thực.

2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng trong tác phẩm “Rừng xà nu”

  • Cụ Mết: Đây là “pho sử sống” của làng Xô man. Một người giữ lửa truyền thống cho bộ tộc; cụ là người kết nối quá khứ và hiện tại, giữa hôm qua và hôm nay; “thủ lĩnh” của tinh thần, người định hướng nên con đường cách mạng cho dân làng ⇒ Nhân vật tiêu biểu cho tính cách bất khuất, quật cường của dân làng Xô Man nói riêng và con người Tây Nguyên nói chung.
  • Dít: Đây là một cô bé dũng cảm, gan dạ, sớm tiếp bước thế hệ anh hùng đi trước để đến với cách mạng; là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ trưởng thành trong chiến tranh. Dít là lực lượng chủ chốt của cuộc chiến đấu và là một trong “những cây xà nu đã trưởng thành” của “đại ngàn Xô man” hùng tráng.
  • Bé Heng: Một cậu bé đáng yêu, hồn nhiên nhưng sớm tham gia vào cuộc chiến đấu chung của cả làng; bé Heng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ đánh Mỹ mới và tiếp bước một cách mạnh mẽ những Tnú, Dít, Mai. Trong “Rừng xà nu”, cậu bé chính là một trong những “cây xà nu con mới mọc lên”.

⇒ Đây là các thế hệ anh hùng tiếp nối nhau, tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên. Họ mang một vẻ đẹp và phẩm chất quý giá, tiêu biểu cho con dân Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến anh dũng.

Tổng kết

Trên đây là bài phân tích trọn vẹn tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Congthuctoanlyhoa.com hi vọng đã có thể giúp bạn nắm được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm, cũng như truyền được tinh thần mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm.

Viết một bình luận