[Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Chiều tối MỚI NHẤT

Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh được đánh giá cao bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điền, vừa hiện đại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích bài thơ này để hiểu rõ những giá trị nghệ thuật và nội dung nhé!

Bài thơ Chiều tối

Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa:

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ;
Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không.
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô vừa xong, lò than đã đỏ.

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Tác giả Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (1890 – 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước.

– Thuở bé Hồ Chí Minh học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp). Vì vậy khi đọc các tác phẩm của Nguồi, ta cảm nhận được hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.

– Quá trình hoạt động cách mạng:

1911: ra đi tìm đường cứu nước.

1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.

1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.

1942 – 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.

2/9/1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quý giá.

– Các tác phẩm chính của Hồ Chí Minh

  • Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
  • Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trong lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
  • Thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc.

– Phong cách nghệ thuật: Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng. Người đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.

Bên cạnh đó Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.

Tác phẩm Chiều tối

Bài thơ Chiều tối rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng.

Bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ 31 của tập thơ, được Bác sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, khi đang trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Thể loại:  Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Bố cục bài thơ được chia làm hai phần:

  • Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên
  • Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người

Bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ Chiều tối chi tiết

Bức tranh thiên nhiên

(“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”

-Mở đầu là hình ảnh cánh chim “chim mỏi” -> cánh chim chiều tà mang dáng bay mệt mỏi và tìm đường đến chốn ngủ -> hướng bay có mục đích => bút pháp chấm phá của thơ cổ điển. 

-Yếu tố cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh thường xuất hiện trong thơ xưa và nay, đặc biệt là khi các tác giả khắc họa bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tà => gợi lên ý nghĩa của thời gian. 

=> Ý nghĩa liên tưởng: Hình ảnh cánh chim có vẻ mệt mỏi đang bay về tìm chốn ngủ có nét tương đồng với chủ thể trữ tình. Vì Bác đang trên đường chuyển lao, phải đi liên tục nên cũng rất mệt tựa như những cánh chim kia.

Tuy nhiên ở đây có sự khác biệt đó là chim đang bay về tổ ấm sau một ngày kiếm ăn, còn người tù thì đang phải chịu sự ràng buộc, không có động lực nào cả => gợi lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương ở chốn xa xứ. 

Ta cũng có thể hiểu, đây chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ tả cảnh mây trời, chim muông buổi chiều tà để bày tỏ nỗi lòng của người tù cách ách mạng đang một mình đơn độc giữa núi rừng bạt ngàn nơi đây.

=> Và Người cũng đang giữ trong mình khát khao trở lại quê hương như cánh chim kia tự do bay về tổ ấm của mình sau hành trình dài mỏi mệt.

Bài thơ Chiều tối

Bức tranh đời sống con người

(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)

“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

-Đến với hai câu thơ cuối, ta cảm nhận được chất đời thường ở đây -> bao túc.

-Nếu hai câu trên là khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, cô đơn, lẻ loi, thì hai câu cuối xuất hiện dáng dấp của sự sống con người => bức tranh trở nên sinh động hơn khi có hình ảnh con người vì ta hiểu ở đâu có con người ở đó có sự sống

“Xay ngô tối” => hình ảnh một cô gái làm việc say mê đến trời tối. Giữa bức tranh thiên nhiên ấy, cô gái xay ngô đã trở nên nổi bật lạ thường bên ánh lửa đêm.

-Miêu tả hình ảnh con người đời thường bình dị => Phải chăng đó là niềm mong ước của Bác gửi gắm vào những vần thơ về niềm tin vào một ngày đất nước hoà bình, nhân dân được bình yên, tự do lao động, tăng giá sản xuất chẳng còn nỗi lo mất nước.

=> Khung cảnh rất đơn giản nhưng Bác đang muốn khắc họa về một cuộc sống tự do, bình yên, có thể lao động sản xuất chứ không phải là bị đeo gông, trói tay, buộc chân như tình cảnh hiện tại của Người.

=> Trong lúc bản thân đang phải chịu cảnh tù đày, bị trói buộc, Bác vẫn nghĩ về quê hương, vẫn nghĩ đến an nguy Tổ quốc, vẫn một lòng hướng đến sự độc lập tự do của nước nhà => vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

“Hồng” => ánh than hồn xua tan giá lạnh, xua tan nỗi cô độc của người tù nhân chốn đất khách quê người.

-Ánh than hồng => ánh sáng của cách mạng, là niềm tin vào tương lai, chất chứa hy vọng, sưởi ấm, thắp lên ngọn lửa tin yêu, lòng yêu nước thiết tha, hướng về sự sống, về ngày mai tự do.

=> Thể xác bị trói buộc nhưng tâm hồn bác vẫn không hề bi quan. Người ta không thể giam cầm tâm hồn yêu nước của Bác, Bác Bác không ngại vất vả gian nan. Rõ ràng trong những lúc như vậy, Bác vẫn yêu đời, yêu người, vẫn viết nên những vần thơ đẹp đẽ và tràn đầy thương yêu.

Giá trị nghệ thuật

Để nắm rõ được những giá trị nghệ thuật trong bài thơ Chiều tối trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn cần chú ý đến các yếu tố sau:

-Bác sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

-Văn phong rất sắc sảo, chắc chắn, giàu sức thuyết phục.

-Sự kết hợp vẻ đẹp cổ điển và hiện đại tạo nên hồn thơ thật độc đáo và tài hoa.

Giá trị nội dung

Bài thơ Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn toát lên nét lạc quan, tinh thần yêu đời, yêu đời, không đánh mất niềm tin về một Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do.

Bài thơ cũng truyền lửa cho thế hệ bạn đọc hiện nay, luôn giữ tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh, và phải trân quý tự do, hòa bình hôm nay.

Như vậy chúng ta vừa phân tích bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh) rất cụ thể, chi tiết. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ được nội dung cũng như nghệ thuật đặc sắc để có dữ liệu viết bài thật tốt. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết lần sau của congthuctoanlyhoa nha.

Viết một bình luận