[Ngữ văn 12] Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân hay, ngắn gọn

Bài viết phân tích ngắn gọn và đầy đủ tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Từ đó làm nổi bật lên hình tượng con sông Đàngười lái đò, giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của lao động và trên cả là vẻ đẹp của sức mạnh con người trước thiên nhiên hùng vĩ.

Tác giả Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đà

Tiểu sử

– Nguyễn Tuân (1910-1987) trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

– Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Phong cách sáng tác

Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:

Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

  •         Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ
  •         Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
  •         Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

Tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ

Ý nghĩa nhan đề “Người lái đò sông đà”

  • Giải thích:

Người lái đò: ngươi chuyên nghề đưa đò, chuyên chở hàng hóa trên sông

Sông Đà: phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa thơ mộng, trữ tình.

  • Ý nghĩa:

Nhan đề đề cập đến 2 hình tượng được phản ánh trong tùy bút: người lái đò và con sông Đà

Nhan đề thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của con sông Đà. Nhưng phảng phất đâu đó vẫn là sự trữ tình, thơ mộng và bản chất tài hoa của người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Ý nghĩa lời đề từ

Lời đề từ của tùy bút là trích dẫn hai câu thơ của Wladyslaw Broniewski và Nguyễn Quang Bích.

– “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông” (Wladyslaw Broniewski):
+ Tiếng hát trên dòng sông: tiếng hát của người lao động khi đang làm việc trên sông, thể hiện vẻ đẹp của người lao động bình dị.
+ Lời đề từ là lời cảm thán, thể hiện cảm xúc say mê của tác giả trước tiếng hát trên dòng sông.

– “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” (Nguyễn Quang Bích):
+ Nghĩa: Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc.
+ Chỉ nét độc đáo, kì lạ, ấn tượng của con sông Đà – cái đẹp lạ mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.
=> Lời đề từ đề cập đến hai hình tượng trong tác phẩm đồng thời thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn trước thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Vẻ đẹp của con sông Đà

Khái quát về con sông Đà

– Sông Đà biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc – một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc

– Về địa lí: dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi cao hiểm trở, tốc độ dòng sông chảy xiết mạnh mẽ.

Vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà

Diện mạo:

+ “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.

+ Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

+ Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”

Tâm địa của sông Đà được miêu tả qua “thạch trận”:

+ Thạch trận : ” Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vỗ lấy thuyền”

+ Thủy trận :”Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng ngang chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn sẵn trận địa.

+ Ba trùng vi giăng bẫy trên con sông:” Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông” , “vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào”, “còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết cả.

Với vốn từ cực kì phong phú cùng bút pháp lãng mạn tô đậm để gây ấn tượng mãnh liệt, cảm giác rùng rợn, dựng lên một con sông hung bạo đầy đe dọa với con người.

Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

– Trữ tình ở dáng sông kiều diễm với điểm nhìn từ trên cao xuống, từ tầm xa, bao quát để ngắm một dáng sông thơ mộng , có khi nhà văn nhìn thấy nó bình dị như” một dải dây thừng”, như “một mái tóc mun…áng tóc trữ tình”.

– Trữ tình ở màu sắc sông nước: Nguyễn Tuân nhìn Sông Đà từ nhiều góc độ, lần này từ điểm nhìn thấp hơn và góc nhìn thật đẹp:khi nhìn bằng ánh mắt họa sĩ, khi thì nhìn bằng cảm xúc nhà thi sĩ để say sưa, quan sát tưởng tượng sắc nước Sông Đà, sự thay đổi màu sắc qua các mùa mà mùa nào cũng đẹp, một cách nhìn thật nhiều chiều và đa dạng

Khung cảnh bờ bãi ven sông với điểm nhìn đậu hẳn xuống mặt sông, là 1 du khách trên sông “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà…dòng trên” .

Sông Đà dưới ánh mắt của Nguyễn Tuân hiện lên như một dải lụa hiền hòa giữa vùng núi rừng Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ.

Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà

Trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” thuộc Ngữ văn 12, ngoài vẻ đẹp vừa kì vũ nhưng lại vừa dịu dàng của sông Đà thì còn cả hình tượng tuyệt đẹp của ông lái đò.

Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà

Lai lịch

  • Người lái đò sông Đà có tuổi đời là 70 tuổi, làm nghề lái đò chở khách qua lại hai bên bờ sông Đà trong suốt 10 năm.
  • Quê quán người lái đò nằm ở ngã tư sông sát tỉnh Lai Châu

Ngoại hình người lái đò

  • Tay lêu nghêu như cái sào
  • Chân: lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng nào đó
  • Giọng nói: ào ào như tiếng nước chảy trước mặt ghềnh sông
  • Đôi mắt: vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù

Tính cách người lái đò sông Đà

  • Là sự từng trải, gắn bó và yêu nghề lái đò chở khách sang sông
  • Người đã lái đò chở khách hơn 10 năm, xuôi ngược hơn trăm lần, giữ lái độ hơn 60 lần.
  • Ông nhớ tỉ mỉ như đinh vào lòng tất cả các con thác hiểm trở.

Nguyễn Tuân đã bày tỏ niềm thán phục về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác từ sông Đà.

  • Lòng dũng cảm: thể hiện qua cuộc tranh đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường ác liệt là con sông Đà

Người lái đò sông Đà như một chiến binh lành nghề

  • Ở trùng vi thứ nhất: Ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo lệch đi. Con thuyền bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cầm lái, ông lái đò thật sự là một chiến sỹ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù.
  • Ở trùng vi thứ 2: Ông đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông cưỡi lên thác sông đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Nắm chắc được cái bờm của sóng đúng luồng rồi ông đò ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh.
  • Ở trùng vi thứ 3: ít cửa hơn, bên phải và bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Ông lái đò như một người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm.

Người lái đò sông Đà là một nghệ sĩ tài ba

“ Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Chả có ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến vừa qua”. Qua đoạn trích này ta thấy cái phi thường đã trở thành cái bình thường. Phẩm chất chiến sĩ đã hòa quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ.

Tổng kết

Bài viết phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” dựa trên phân tích hai hình tượng con sông Đàngười lái đò. Thông qua bài viết này, congthuctoanlyhoa.com hi vọng các bạn có thể nắm vững được kiến thức và cả những tâm tư, tình cảm được gửi gắm qua tác phẩm này.

Viết một bình luận