[Vật Lý 8] Vận Tốc : Lý Thuyết Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất 2023

Cùng congthuctoanlyhoa khám phá lý thuyết vận tốc một cách chi tiết và đầy đủ nhất năm 2023. Tìm hiểu về đại lượng đo lường chuyển động quan trọng này, công thức tính, đơn vị đo, và ứng dụng trong thực tế. Đặt chân vào thế giới của vận tốc thông qua ví dụ và giải thích sâu sắc, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự chuyển động trong không gian và cuộc sống hàng ngày.

1. Khái Niệm Về Vận Tốc: 

Vận Tốc

Vận tốc là một đại lượng quan trọng trong vật lý, xác định mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Nó đo lường độ dài quãng đường mà một vật đi được trong một khoảng thời gian nhất định.

Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật là nhanh hay chậm.

+ Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh.

+ Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm.

2. Công Thức Tính Vận Tốc

Công thức cơ bản để tính vận tốc là:

Trong đó:

  • là độ dài quãng đường đi được,
  • là vận tốc,
  • là thời gian để đi hết quãng đường.

3. Đơn Vị và Đo Lường Vận Tốc

  • Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và thời gian. Đơn vị chính là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h).
  • Có mối liên hệ giữa m/s và km/h, trong đó:

1 m/s = 3.6 km/h

1km/h = 0,28 m/s

  • Để đo vận tốc, người ta sử dụng thiết bị như tốc kế, thường gắn trên các phương tiện di chuyển như xe ô tô, xe máy.

4. Các Đơn Vị Vận Tốc Đặc Biệt

  • Trong hàng hải, người ta thường sử dụng “nút” làm đơn vị đo vận tốc, với  

1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút.

  • Vận tốc ánh sáng, là một đại lượng đặc biệt, đạt khoảng 300,000 km/s.
  • Một đơn vị khác là “năm ánh sáng,” là quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian một năm, có giá trị khoảng:

Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km ≈ 1016m.

Ví dụ: Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét).

PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Công thức vận tốc

– Công thức vận tốc:

– Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: s = v.t

– Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được:

2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm

– Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.

Ví dụ: v1 = 3 km/h, v2 = 6 km/h thì v1 < v2

– Nếu đề bài hỏi vận tốc của vật này lớn gấp mấy lần vận tốc của vật kia thì ta lập tỉ số giữa hai vận tốc.

– Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B.

+ Khi hai vật chuyển động cùng chiều:

v = vA – vB (vA > vB) ⇒ Vật A lại gần vật B

v = vB – vA (vA < vB) ⇒ Vật B đi xa hơn vật A

+ Khi hai vật chuyển động ngược chiều:

Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau (v = vA + vB)

3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau

a) Hai vật chuyển động ngược chiều

– Nếu hai vật chuyển động ngược chiều, khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách của hai vật.

Hai vật A và B chuyển động ngược chiều, gặp nhau tại G

Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới G

S2 là quãng đường vật B đi tới G

AB là tổng quãng đường hai vật đã đi: AB = S = S1 + S2

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2

– Tổng quát:

(S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật)

b) Hai vật chuyển động cùng chiều

– Nếu hai vật chuyển động cùng chiều, khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.

Hai vật A và B chuyển động cùng chiều tới chỗ gặp G

Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G

S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G

S3 là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban

đầu của hai vật.

– Tổng quát:

Chú ý:

+ Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2

+ Nếu không chuyển động cùng một lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.

4. Bài toán chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông

– Gọi vx, tx, sx lần lượt là vận tốc, thời gian và quãng đường khi xuôi dòng.

vng, tng, sng là vận tốc, thời gian, quãng đường khi ngược dòng.

vn là vận tốc của dòng nước.

vt là vận tốc thực của thuyền khi dòng nước yên lặng.

Viết một bình luận