[Ngữ văn 8] Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng hay nhất 2022

Tác giả O Hen-ri – Chiếc lá cuối cùng

Tiểu sử

O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.

– Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.

– Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

– Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố Nữu Ước và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.

Sự nghiệp văn học

Phong cách nghệ thuật

Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.

Tác phẩm chính

– Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

– Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.

Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

Xuất xứ

Chiếc lá cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện

Bố cục

Truyện ngắn được chia thành 3 phần:

– Phần 1: (từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu

– Phần 2: (tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi

– Phần 3: còn lại: Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi

Giá trị nội dung

Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

Giá trị nghệ thuật

Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Truyện kể về hai cô bạn họa sĩ, một người tên Xiu và một người tên Giôn-xi không may bị bệnh viêm phổi. Giôn-xi rất tuyệt vọng về căn bệnh của mình và không muốn chữa trị. Có một cây thường xuân mọc trước của sổ phòng Giôn-xi. Suy nghĩ từ bỏ cuộc sống luôn ở trong tâm trí của cô, cô còn nghĩ khi nào chiếc lá thường xuân kia rụng thì cũng là lúc cô lìa khỏi cuộc đời.

Một người họa sĩ già cùng sống trong khu nhà của hai cô ở là cụ Bơ-men đã làm điều kì diệu là vẽ lại chiếc là thường xuân trong đêm mưa gió tuyết. Sau khi nhìn lá thường xuân cuối cùng vẫn còn, cô đã quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô đã chiến thắng khỏi bệnh tật. Còn cụ Bơ-men thì chết vì bị sưng phổi khi đang thực hiện sáng tạo một kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống.

Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Phân tích tác phẩm Chiếc lá cuối cùng thuộc chương trình Ngữ văn 8 dựa trên việc phân tích các nhân vật chính xuất hiện trong tác phẩm.

Phân tích nhân vật Giôn-xi

Giôn-xi là một họa sĩ nghèo mắc bệnh sưng phổi

Khi bị bệnh, cô đã vô cùng tuyệt vọng:

  • Mở to cặp mắt thẫn thờ và thều thào ra lệnh
  • Suy nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ chết
  • Tinh thần suy sụp, mất hết niềm tin, nghị lực, tâm trạng buông xuôi, tuyệt vọng. (lưu ý chi tiết sử dụng từ láy)

Thái độ của Giôn-xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng:

  • Tự thấy mình là sai
  • Muốn ăn cháo, uống nước, muốn soi gương và muốn vẽ
  • Tâm trạng hoàn toàn thay đổi, cô thoát khỏi cái chết, có tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật
  • Sự dai dẳng của chiếc lá chính là nguồn gốc hồi sinh tâm trạng của Giôn-xi
  • Con người cần phải có niềm tin, nghị lực để chiến thắng bệnh tật và vượt lên chính mình

Phân tích nhân vật Xiu

Xiu là một cô gái có tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh, có sự đồng cảm sâu sắc và yêu thương bạn như người thân ruột thịt:

  • Khi Giôn-xi bị bệnh: Lo lắng, luôn động viên, chăm sóc Giôn-xi
  • Xiu sợ khi chỉ còn một chiếc là thường xuân cuối cùng còn bám lại trên tường khiến Giôn-xi càng mất đi hi vọng sống.

Tình cảm chân thành của Xiu với Giôn-xi và cụ Bơ-men:

  • Xiu kể về cái chết của cụ Bơ-men bằng một giọng cảm động và chân thành còn có cả sự biết ơn khôn xiết
  • Thể hiện sự kính trọng, thương nhớ, khâm phục cụ Bơ-men

Phân tích nhân vật cụ Bơ-men

  • Là một họa sĩ già, nghèo, chưa có thành đạt trên con đường nghệ thuật, mơ ước vẽ được kiệt tác
  • Quan tâm, yêu quí các đồng nghiệp trẻ
  • Là người có đức hi sinh thầm lặng cao cả, quên mình vì người khác
  • Tạo ra kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu lấy Giôn-xi: Khi biết tâm trạng chán nản của Giôn-xi, cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường trong đêm gió tuyết để nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi
  • Chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men được tạo ra từ nghệ thuật chân chính, hướng đến con người và vì con người

Ý nghĩa hình tượng chiếc lá cuối cùng mang tính nhân văn

Hình tượng chiếc lá cuối cùng có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau

Chiếc lá cuối cùng là biểu tượng của tình bạn cao quý. Tình bạn của Xiu và Giôn-xi không chỉ là tình bạn đơn thuần, đó còn là tình người, tình chị em son sắc. Xiu cống hiến hết mình vì nghệ thuật, làm việc kiếm tiền để chữa bệnh cho bạn mình. Mạng sống của Gion-xi mỏng manh như chiếc lá mùa thu nhưng Xiu chưa bao giờ từ bỏ.

Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, là hàng xóm của hai họa sĩ trẻ. Họ đều là nghệ sĩ, đều có tâm hồn bay bổng vì nghệ thuật. Cụ Bơ-men cũng rất quan tâm đến bệnh tình của Giôn-xi. Tinh thần cô bé ngày càng xuống dốc, tuyệt vọng vì cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men hiểu điều đó và luôn muốn giúp đỡ để cô gái nhỏ vượt qua bệnh tật.

Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là hành động của cụ Bơ-men. Tác phẩm chiếc lá cuối cùng đẹp lắm, ý nghĩa lắm nhưng đó là sự hi sinh cả sự sống của cụ Bơ-men. Qua đây, giá trị cao quý nhất của nghệ thuật được đề cao. Mặt khác, biểu tượng chiếc lá cuối cùng cũng là biểu tượng của niềm tin, sự khích lệ Giôn-xi vượt qua mặc cảm của bệnh tật.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật của Chiếc lá cuối cùng

Đoạn văn sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần – nét đặc sắc nhất về nghệ thuật truyện ngắn của O Hen-ri. Thoạt đầu người ta nghĩ rằng Giôn-xi khó lòng qua khỏi, bản thân cô đã tuyệt vọng buông xuôi. Nhưng về cuối truyện, Giôn-xi đã vượt qua hiểm nghèo, ý thức sống lại một lần nữa được hồi sinh. Đây là lần đảo ngược thứ nhất.

Họa si Bơ-men tuy ngoài 60 nhưng vẫn khỏe mạnh làm việc. Vì muốn thắp lại niềm tin cuộc sống cho Giôn-xi, bất chấp mưa gió bão bùng, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân trên bức tường gạch cách mặt đất hơn 6 mét, và sau đó là bị cảm lạnh, sưng phổi. Gần cuối truyện, khi Giôn-xơn được hồi sinh cũng là lúc cụ Bơ-men giã từ cuộc sống. Đây là lần đảo ngược thứ hai.

Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau đều liên quan đến căn bệnh viêm phối và chiếc lá cuối cùng. Điều đó gây hứng thú cho người đọc. Với nghệ thuật dựng truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, truyện Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri đã gây hứng thú và làm người đọc rung cảm trước tình yêu cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Tổng kết

Hi vọng thông qua bài viết trên, congthuctoanlyhoa.com đã có thể giúp bạn hiểu thêm được những nội dung liên quan đến tác phẩm Chiếc lá cuối cùng. Và thông qua đó cũng hiểu thông điệp nhân đạo mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Viết một bình luận