Top 6 bài phân tích khổ 2 Từ ấy hay chọn lọc
Phân tích khổ 2 Từ ấy để thấy được nhiệt huyết của người thanh niên cộng sản khi hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của toàn dân. Sau đây là chi tiết dàn ý khổ 2 bài Từ ấy, bài phân tích khổ 2 Từ ấy đã được congthuctoanlyhoa tổng hợp, xin chia sẻ đến các bạn.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền văn học học nước nhà. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn với sự nghiệp cách mạng, phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Được trích trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”, bài thơ Từ ấy chính là niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng cũng như lời tuyên thệ của nhà thơ khi giác ngộ lý tưởng của Đảng. Dưới đây là tổng hợp mẫu phân tích khổ 2 bài Từ ấy ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Dàn ý phân tích khổ 2 bài thơ Từ ấy
I. Mở bài:
– Giới thiệu khổ 2 bài thơ Từ ấy – Tố Hữu
Ví dụ:
Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống.
Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.
II. Thân bài:
1. Hai câu thơ đầu: Tôi buộc lòng tôi với mọi người / Để tình trang trải với trăm nơi
Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống của tác giả
Thể hiện sự gắn bó giữa cái tôi và cái ta, giữa cái chung và cái riêng
Ý thức tự nguyện của tác giả đóng góp cho lý tưởng đảng
Niềm tin vào lý tưởng đảng
2. Hai câu sau: “Để hồn tôi với bao hồn khổ, Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Bộc lộ tình yêu thương con người
Nhà thơ trường thành trong thời kỳ chống Mỹ
Khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa con người với văn học
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy
Ví dụ:
Qua khổ 2 bài thơ Từ ấy chúng ta có thể nhận thấy tình yêu, niềm tin đối với lý lẽ sống của tác giả đối với đất nước và con người.
2. Phân tích khổ 2 Từ ấy ngắn nhất
Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ của dân tộc. Thơ ca của ông có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân những năm Cách Mạng. Tập thơ “Từ ấy” mở đầu cho chặng đường thơ ca Cách mạng của ông. Bài thơ cùng tên sang tác năm 1938 như khúc hát sôi nổi về nhiệt huyết, tình yêu niềm tin với Đảng và Cách mạng.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào của người thanh niên trẻ tuổi, thì những vẫn thơ tiếp vẫn là mạch cảm xúc đó tác gải nói lên tiếng nói tình cảm gắn kết khối đại đoàn kết của dân tộc trong ánh sang Cách mạng Đảng.
“Tôi buộc lòng tôi vói mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Tố Hữu tự nguyện“ buộc” lòng mình với long mọi người. Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả như hòa mình vào với muôn triệu trái tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt Nam. Ông không ngại khổng ngại khó.
Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.
Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la rộng lớn có thể “trang trải” tới muốn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giảm uốn tình yêu của mình được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó.
Không chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn “Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “ Hồn khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khan, vất vả. Những con người đó sống trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng những đau khổ, sống cùng những khó khan để san sẻ những nối khổ, nỗi đau của triệu người dân.
Điệp từ “ để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng mới khi ánh sang Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người.
Câu thơ cuối vang lên đầy cảm xúc :
“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khan, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lí tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.
Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lí tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lí tưởng ý chí được nhân lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sang của Đảng của Cách Mạng đã soi sang cho lí tưởng, cho ý chí đó.
3. Phân tích khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy
Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca, văn học Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông đều hướng tới tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và lí tưởng cách mạng chiến đấu của nhân dân ta.
Trong vô vàn những tập thơ tiêu biểu, chắc hẳn những người yêu thơ không thể quên được tập thơ đầu tay của ông mang tên “ Từ ấy”. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “ từ ấy”, tác giả đã gửi gắm, thể hiện trọn miền vui của người thanh niên trẻ khi được giác ngộ với cách mạng.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, trong giai đoạn Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời nhà thơ, khi ông tìm được con đường chân lí sẽ đi trong những tháng năm tuổi trẻ. Luôn trong tâm thế khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, tác giả đã viết nên bằng tất cả niềm say mê, hạnh phúc khi có đảng qua những câu thơ đầu tiên:
“Từ ấy” là khoảng thời gian từ khi tác giả được giác ngộ lý tưởng cộng sản, ông cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc biết bao. Hình ảnh “ bừng nắng hạ” bừng lên biết bao cảm xúc vỡ òa của tác giả khi được trải qua những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Một luồng ánh sáng chói sáng, hòa mình cũng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí chói qua tim” cho lí tưởng cách mạng.
Tố Hữu đặc biệt sử dụng động từ “ bừng” và “ chói” đã gợi tả nên ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ từ khi Đảng mang lại cho cuộc đời ông. Trái tim ông như được tiếp thêm ngọn lửa rực cháy. Khi trái đất không thể tồn tại khi không có sự hiện diện của mặt trời, tựa như cuộc đời của nhà thơ sẽ chẳng thể nào có lối sáng, nhận được những điều tốt lành nếu như không có sự soi đường dẫ lối của cách mạng.
Tiếp nối mạch cảm xúc, bằng tâm hồn và bút pháp trữ tình lãng mạn, giàu sức tạo hình, Tố Hữu đã tiếp tục diễn tả nỗi niềm vui mừng vô hạn trong những phút giây đầu tiên được sánh vai trong hàng ngũ của Đảng:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Những cặp hình ảnh ẩn dụ như “vườn hoa lá” và “ rộn tiếng chim” đại diện cho một thế giới mới tràn đây hương sắc và sức sống. Phía sâu trong tâm hồn của người con người trẻ tuổi là những mong muốn, khát vọng đang thi nhau “đâm chồi nảy nở” tựa như hoa lá mùa xuân. Nó là một hình ảnh so sánh trừu tượng nhưng tác giả vẫn khiến cho người đọc như cũng cảm nhận được vô cùng chân thực của chính nhà thơ.
Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ mang đến ngọn nguồn sức sống mới mà còn mang đến những niềm đam mê cho tác giả. Rồi ngày mai đây, ta sẽ còn có nhiều cơ hội được trải lòng mình đón ánh nắng sớm mai, cùng hương thơm ngào ngạt trong gió thoảng và tiếng chim lảnh lót bên tai. Những cảnh sắc yên bình, hài hòa và đẹp tươi mà đất nước sẽ được đón chào nhờ có Đảng sẽ là động lực lớn lao cho tác giả phấn đấu.
Khi giác ngộ lí tưởng ấy, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm về lẽ sống mới. Ta với Đảng tuy hai mà một, đã là một đảng viên, cần phải biết hòa chung cái tôi cá nhân và cái ta chung của tập thể:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Ngay từ khi ấy, nhà thơ đã tự nguyện “ buộc” lòng mình với mọi người, mọi người chính là cả nhân dân, những người dân máu đỏ da vàng luôn hướng về lá cờ đỏ sao vàng. “ Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng.
Từ những người nông dân cần cù lao động, đến những người cùng chung giai cấp, họ đều ở đây, cùng nhau chiến đấu vì đất nước. Tâm hồn nhà thơ đang được “ trang trải” khắp bốn bề tổ quốc, để góp chút sức mạnh vào khối đoàn kết của dân tộc.
“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng , gắn bó với nhau và cùng phấn đấu vì một lợi ích chung của toàn dân tộc. Toàn bộ khổ thơ trên, nhà thơ đã bộc bạch hết những nỗi lòng, tâm tư thương yêu mến mộ đồng bào.
Tình yêu giữa người với người, tình thương khi đất nước bị chia cắt, giặc thù xâm hại sẽ thôi thúc những con người ấy đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Khi ta có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, những mưu cầu cá thể để hướng đến mục đích chung cả một dân tộc, thì “kẻ thù nào cũng bị tiêu diệt, khó khăn nào cũng có thể vượt qua”.
Chỉ qua những câu thơ ngắn ngủi nhưng hết mực chân thành, từ niềm vui, hân hoan của tác giả khi được bắt gặp ánh sáng chân lý của Đảng đã khiến cuộc đời Tố Hữu bừng sáng biết bao. Những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi và giàu ý nghĩa đã giúp người đọc cảm nhận được hết lòng quyết tâm, lời thề chung thành với nước với dân của nhà thơ.
4. Phân tích khổ 2 bài thơ Từ ấy học sinh giỏi
Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca, văn học Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông đều hướng tới tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng chiến đấu của nhân dân ta.
Trong vô vàn những tập thơ tiêu biểu, chắc hẳn những người yêu thơ không thể quên được tập thơ đầu tay của ông mang tên “ Từ ấy”. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “ từ ấy”, tác giả đã gửi gắm, thể hiện trọn niềm vui của người thanh niên trẻ khi được giác ngộ với cách mạng.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, trong giai đoạn Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời nhà thơ, khi ông tìm được con đường chân lý sẽ đi trong những tháng năm tuổi trẻ. Luôn trong tâm thế khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, tác giả đã viết nên bằng tất cả niềm say mê, hạnh phúc khi có đảng qua những câu thơ đầu tiên:
“Từ ấy” là khoảng thời gian từ khi tác giả được giác ngộ lý tưởng cộng sản, ông cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc biết bao. Hình ảnh “ bừng nắng hạ” bừng lên biết bao cảm xúc vỡ òa của tác giả khi được trải qua những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Một luồng ánh sáng chói sáng, hòa mình cũng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí chói qua tim” cho lí tưởng cách mạng.
Tố Hữu đặc biệt sử dụng động từ “ bừng” và “ chói” đã gợi tả nên ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ từ khi Đảng mang lại cho cuộc đời ông. Trái tim ông như được tiếp thêm ngọn lửa rực cháy. Khi trái đất không thể tồn tại khi không có sự hiện diện của mặt trời, tựa như cuộc đời của nhà thơ sẽ chẳng thể nào có lối sáng, nhận được những điều tốt lành nếu như không có sự soi đường dẫn lối của cách mạng.
Tiếp nối mạch cảm xúc, bằng tâm hồn và bút pháp trữ tình lãng mạn, giàu sức tạo hình, Tố Hữu đã tiếp tục diễn tả nỗi niềm vui mừng vô hạn trong những phút giây đầu tiên được sánh vai trong hàng ngũ của Đảng:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Những cặp hình ảnh ẩn dụ như “vườn hoa lá” và “ rộn tiếng chim” đại diện cho một thế giới mới tràn đầy hương sắc và sức sống. Phía sâu trong tâm hồn của người con người trẻ tuổi là những mong muốn, khát vọng đang thi nhau “đâm chồi nảy nở” tựa như hoa lá mùa xuân. Nó là một hình ảnh so sánh trừu tượng nhưng tác giả vẫn khiến cho người đọc như cũng cảm nhận được vô cùng chân thực của chính nhà thơ.
Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ mang đến ngọn nguồn sức sống mới mà còn mang đến những niềm đam mê cho tác giả. Rồi ngày mai đây, ta sẽ còn có nhiều cơ hội được trải lòng mình đón ánh nắng sớm mai, cùng hương thơm ngào ngạt trong gió thoảng và tiếng chim lảnh lót bên tai. Những cảnh sắc yên bình, hài hòa và đẹp tươi mà đất nước sẽ được đón chào nhờ có Đảng sẽ là động lực lớn lao cho tác giả phấn đấu.
Khi giác ngộ lý tưởng ấy, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm về lẽ sống mới. Ta với Đảng tuy hai mà một, đã là một đảng viên, cần phải biết hòa chung cái tôi cá nhân và cái ta chung của tập thể:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Ngay từ khi ấy, nhà thơ đã tự nguyện “ buộc” lòng mình với mọi người, mọi người chính là cả nhân dân, những người dân máu đỏ da vàng luôn hướng về lá cờ đỏ sao vàng. “ Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Từ những người nông dân cần cù lao động, đến những người cùng chung giai cấp, họ đều ở đây, cùng nhau chiến đấu vì đất nước. Tâm hồn nhà thơ đang được “ trang trải” khắp bốn bề tổ quốc, để góp chút sức mạnh vào khối đoàn kết của dân tộc.
“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, lý tưởng , gắn bó với nhau và cùng phấn đấu vì một lợi ích chung của toàn dân tộc. Toàn bộ khổ thơ trên, nhà thơ đã bộc bạch hết những nỗi lòng, tâm tư thương yêu mến mộ đồng bào.
Tình yêu giữa người với người, tình thương khi đất nước bị chia cắt, giặc thù xâm hại sẽ thôi thúc những con người ấy đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Khi ta có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, những mưu cầu cá thể để hướng đến mục đích chung của một dân tộc, thì “kẻ thù nào cũng bị tiêu diệt, khó khăn nào cũng có thể vượt qua”.
Chỉ qua những câu thơ ngắn ngủi nhưng hết mực chân thành, từ niềm vui, hân hoan của tác giả khi được bắt gặp ánh sáng chân lý của Đảng đã khiến cuộc đời Tố Hữu bừng sáng biết bao. Những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi và giàu ý nghĩa đã giúp người đọc cảm nhận được hết lòng quyết tâm, lời thề trung thành với nước với dân của nhà thơ.
5. Cảm nhận khổ 2 bài Từ ấy
Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống.
Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.
Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.
Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết.
“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.
Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội.
Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.
6. Viết đoạn văn phân tích khổ 2 Từ ấy
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tồi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Một quan niệm mới của Tố Hữu về lẽ sống, sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người. Động từ “buộc” ở câu một thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hoà với mọi người, “trăm nơi” là một hình ảnh hoán dụ chỉ mọi người sống khắp nơi. Với từ “trang trải” ở câu hai có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Hai câu thơ tiếp theo cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu là tình cảm hữu ái giai cấp. Câu 3 khẳng định trong mối quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt hướng tới đồng bào lao khổ. Ở câu 4: “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.
Khi “cái tôi” chan hoà trong “cái ta”, khi cá nhân hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao động, Tố Hữu đã tìm được niềm vui và sức mạnh với không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Rõ ràng có thể nói: những câu thơ giàu hình ảnh vừa nêu chính là những nhận thức mới mẻ nhất của Tố Hữu về lẽ sống.