[Ngữ văn 10] Phân tích bài thơ Tỏ lòng chuẩn CHUYÊN VĂN

Bài thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) của Phạm Ngũ Lão khắc họa được vô cùng rõ nét đẹp của người có sức mạnh lý tưởng, nhân cách cao cả, khí thế hào hùng của thời đại. Bài viết hôm nay congthuctoanlyhoa sẽ giúp các bạn học sinh tìm hiểu về dàn ý cũng như phân tích bài thơ Tỏ Lòng chi tiết, súc tích nhất.

Đôi nét về tác giả Phạm Ngũ Lão – Tỏ lòng

  • Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).
  • Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ vị trí quan trọng trong đội quân hữu vệ. Ông có lòng yêu nước nồng nàn và lập được nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
  • Tuy bản thân là một tướng võ nhưng Phạm Ngũ Lão lại thích đọc sách, ngâm thơ và được người đời ca ngợi là văn võ song toàn.
  • Tác phẩm còn lại: Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

Phân tích bài thơ “Tỏ Lòng”

bài thơ Tỏ lòng

1-Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân đội nhà Trần. Đây là bài thơ thuộc thể loại “nói chí tỏ lòng”. Qua bài thơ này, tác giả muốn bày tỏ nỗi lòng cũng như chí hướng của bản thân trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh loạn lạc.

2-Thể thơ

  • Thất ngôn tứ tuyệt

3-Bố cục bài thơ Tỏ lòng

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Hai câu đầu: Hình ảnh của quân đội nhà Trần trong trận chiến.
  • Phần 2. Hai câu sau: Bày tỏ nỗi lòng và chí hướng của nhà thơ.

4-Giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng

Giá trị nội dung

  • Dựng nên hình ảnh của người lính nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ. Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập, tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để con người hiện lên với khí khái, tráng trí của người nam nhi trong xã hội đương thời.
  • Hình ảnh quân đội nhà Trần với sức mạnh lớn lao, mạnh mẽ có thể nuốt trôi sao ngưu. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội nhà Trần mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, thời đại. Cả bài thơ toát lên hào khí Đông Á – hào khí ngút trời của các vua thời Trần.
  • Bài thơ cũng là nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự nghiệp, về chí làm trai của người đàn ông trong xã hội trước. Đồng thời, nó cũng thế hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và nhân cách cao đẹp của một con người.

Giá trị nghệ thuật

  • Bài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn
  • Sử dụng điển cố, các hình ảnh ước lệ, so sánh độc đáo
  • Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết kết hợp biểu cảm
  • Ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao

⇒ Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

5-Ý nghĩa nhan đề

  • “Thuật hoài” (thuật: kể lại, bày tỏ; hoài: nỗi lòng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả – một dũng tướng tuổi trẻ tài cao.
  • Về ý nghĩa của câu thơ cuối trong bài thơ “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Hổ thẹn khi nghe nhân gian nói về chuyện ông Vũ Hầu), các soạn giả cho rằng đây “thực chất là một lời thề suốt đời tận tụy với chủ tướng Trần Hưng Đạo…”, “có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng , hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu…”.

Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng

Trong chương trình Ngữ Văn 10, ta có sơ đồ khái quát phân tích bài thơ Tỏ lòng như sau

bài thơ Tỏ lòng

Các dạng đề phân tích bài thơ Tỏ lòng 

Đề 1: Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

a) Mở bài

Giới thiệu vài nét về Phạm Ngũ Lão

  • Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là danh tướng văn võ toàn tài thời nhà Trần đã để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

Giới thiệu khái quát bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

  • Bài thơ được viết bằng chữ Hán, không rõ thời điểm sáng tác, nội dung thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng.

b) Thân bài

Khái quát về bài thơ Tỏ lòng

  • Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2 (1285).
  • Giá trị nội dung: Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.

Luận điểm 1Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

  • Hình tượng trang nam nhi nhà Trần:
    • Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

⇒ Tư thế hiên ngang, hùng dũng, oai nghiêm, mạnh mẽ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, lập nên những chiến công vang dội.

    • Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

⇒ Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc.

⇒ Tầm vóc những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

*Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

→ Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

  • Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
    • “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.
    • “tì hổ”, khí thôn ngưu”:
      • “tì hổ” – hổ báo: Tì là loài thú lai giống cọp và beo, hổ là cọp, “tì hổ” chỉ loài mãnh thú chốn rừng sâu dũng mãnh. -> So sánh thể hiện sự dũng mãnh của quân đội nhà Trần.
      • “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn → Ngụ ý quân đội nhà Trần bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng.

→ Lời thơ ước lệ, hào tráng, hình ảnh kì vĩ, toát lên khí thế ngất trời của quân đội đời Trần qua ba lần chiến thắng bọn xâm lược Mông Nguyên.

⇒ Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Luận điểm 2Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

  • Quan niệm về công danh và khát vọng:
    • Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.
      • Nó gồm hai phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
      • Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.
  • Nỗi thẹn của tác giả:
    • Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:
      • Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác
      • Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh – tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

→ Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn – một con người “cắt ngang ngọn giáo”, xông ra giữa trận tiền chống giặc suốt mấy thu rồi không nhớ nữa. Thế mà vẫn nghĩ mình chưa làm tròn trách nhiệm, còn nợ với non sông, đất nước; vẫn thấy “thẹn” khi nghĩ mình công danh vẫn chưa bằng được Vũ Hầu.

⇒ Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông

***Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay qua bài thơ Tỏ lòng:

Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

  • Sử dụng điển cố, các hình ảnh ước lệ.
  • Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết kết hợp với biểu cảm.
  • Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo.
  • Ngôn ngữ ngắn gọn, hàm súc.

c) Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Đánh giá, cảm nhận của em về bài thơ.

Phân tích bài thơ Tỏ lòng

Đề 2: Phân tích vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Hệ thống luận điểm

  • Vẻ đẹp con người trong bài thơ Tỏ lòng
    • Tư thế “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo
    • Tầm vóc của người anh hùng thể hiện qua không gian, thời gian
  • Vẻ đẹp quân đội nhà Trần trong bài thơ Tỏ lòng
    • Tiềm lực quân đội: “tam quân”
    • Khí thế đội quân

Tổng kết

Trên đây là bài thơ Tỏ lòng cùng dàn ý phân tích chi tiết nhất. Công Thức Toán Lý Hóa hy vọng rằng nó sẽ giúp các bạn học sinh hiểu hơn về tác phẩm và có những bài phân tích bài thơ Tỏ lòng hay và đạt được thành tích như mong muốn.

Viết một bình luận