Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 12

[Ngữ văn 12] Tuyên ngôn độc lập – Hướng dẫn soạn ngắn và chuẩn bộ GD

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 12, Ngữ Văn
0
tuyên ngôn độc lập
0
Chia Sẻ
11
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực của vị cha già kính yêu của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn nửa thập kỉ đã trôi qua nhưng giá trị tinh thần và ý nghĩa to lớn của áng văn vẫn còn sống mãi trong lòng người nghe, người đọc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững giá trị nội dung, và giá trị nghệ thuật của áng văn bất hủ này.

Bạn đang đọc bài viết: [Ngữ văn 12] Tuyên ngôn độc lập – Hướng dẫn soạn ngắn và chuẩn bộ GD

Mục Lục

  • Tóm tắt kiến thức tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
    • Tác giả
      • Cuộc đời
      • Phong cách sáng tác
    • Tác phẩm
      • Hoàn cảnh ra đời
      • Giá trị nội dung
      • Giá trị nghệ thuật
  • Soạn bài ngắn gọn Tuyên ngôn độc lập
    • Câu 1: Nêu bố cục của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
    • Câu 2: Ý nghĩa việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp
    • Câu 3: Hồ Chí Minh đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền tự do của dân tộc?
    • Câu 4: Tại sao nói Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện rõ nét phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh?
  • Dạng đề thi và lời giải chi tiết của Tuyên ngôn độc lập
    • Dạng 1: Đọc hiểu
    • Dạng 2: Viết đề văn

Tóm tắt kiến thức tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

Tác giả

Cuộc đời

– Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 02/09/1969) có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước ở Kim Liên – Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.

– Chính sự nuôi dưỡng tinh thần dân tộc yêu nước từ nhỏ nên cuộc đời Bác đã dành trọn cho nước, cho dân. Người là nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam, Người đã khai sáng đất nước khỏi kiếp nô lệ ngàn năm và mở ra thời kỳ độc lập, tự do cho dân tộc.

– Ngày 05/06/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Bác trải qua nhiều nước trên thế giới, làm nhiều nghề và thông thạo nhiều thứ tiếng.

– Ngày 03/02/1930 Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Ngày 28/01/1941 Người quay trở về nước.

– Ngày 02/09/2945 Người viết và đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Nhân dân Việt Nam và thế giới đều thương tiếc Bác và đặt tượng đài của Bác ở nhiều nơi để tưởng nhớ Người. Dù Bác đã xa ta nhưng chúng ta vẫn có thể thăm viếng Bác tại Lăng Hồ Chủ Tịch ở Ba Đình, Hà Nội.

Phong cách sáng tác

– Bác không chỉ là nhà văn chính luận sâu sắc, là nhà thơ uyên thâm mà Bác còn viết truyện và ký đầy hàm xúc và sáng tạo.

– Phong cách sáng tác đa dạng, cái nhìn đa chiều và tinh thần dân tộc to lớn được Bác chia sẻ trong từng sáng tác của mình. Các tác phẩm đều thể hiện rất rõ tính chiến đấu, tính chân thật trong văn chương và ý thức trách nhiệm của người cầm bút.

– Các tác phẩm nổi tiếng của Bác: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ký Vừa đi đường vừa kể chuyện, truyện Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký trong tù,…

Bạn đang đọc bài viết: [Ngữ văn 12] Phân tích vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) hay, ngắn gọn

Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời

– Thời điểm ra đời bản Tuyên ngôn độc lập là khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh và chúng ta đã giành lại chính quyền trên mặt trận cả nước.

– Ngày 26-04-1945, Bác đã viết bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

– Ngày 02-09-1945, trước toàn thể đồng bào, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Giá trị nội dung

– Khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, độc lập và tự do; nhân dân ta đã thoát khỏi chế độ thực dân, chấm dứt sự kìm kẹp của ách nô lệ.

– Tác phẩm còn lên án tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn xâm lược của chúng đối với dân tộc Việt Nam.

– Tình yêu nước mãnh liệt và thương dân vô bờ ở vị cha già kính yêu của dân tộc được thể hiện rõ nét trong từng câu chữ nơi tác phẩm.

Giá trị nghệ thuật

– Ngôn từ đanh thép, sắc bén, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.

– Sử dụng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm.

ảnh chụp bảng tuyên ngôn độc lập

Soạn bài ngắn gọn Tuyên ngôn độc lập

Câu 1: Nêu bố cục của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

  • Phần 1 (Từ đầu => không ai chối cãi được): Cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn độc lập.
  • Phần 2 (Tiếp đó => phải được độc lập): Tố cáo những tội ác giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
  • Phần 3 (đoạn còn lại): Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Câu 2: Ý nghĩa việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Pháp

Trong áng văn bất hủ này, Hồ Chủ tịch đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn độc lập (1776) của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Pháp. Việc làm này đã có ý nghĩa:

– Đảm bảo tính khách quan, chính xác của dẫn chứng, làm tiền đề cơ sở pháp lí để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn

– Thể hiện cách tiếp cận lẽ phải khôn khéo, tài tình của tác giả. Qua đó, thể hiên sự tôn trọng những giá trị, lẽ phải được nêu lên trong hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mĩ

– Dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” để ngăn chặn dã tâm xâm lược của chúng. Bởi: hai bản tuyên ngôn là lời của tổ tiên người Mỹ và người Pháp, Bác lấy lí lẽ của kẻ địch – thứ được cả nhân loại công nhận để bác bỏ lại chính luận điệu xâm lược và âm mưu tái xâm lược của chúng.

– Thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc khi đặt 3 bản Tuyên ngôn, 3 nền độc lập ngang hàng nhau, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Nước ta là một nước độc lập, tự do, không đặt dưới sự bảo hộ của bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào.

Câu 3: Hồ Chí Minh đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền tự do của dân tộc?

Những lập luận Bác đưa ra để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam ta là:

– Vạch rõ tội ác của kẻ thù qua sự thật trong chính sách “khai hóa” của chúng:

+ Đưa ra dẫn chững về tội ác của kẻ thù trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa – xã hôi – giáo dục, kinh tế

+ Sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê các tội ác trên từng lĩnh vực), điệp từ (chúng) nhấn mạnh tội ác chồng chất, trái với nhân đạo, chính nghĩa của kẻ thù

– Vạch rõ sự thật về chính sách “bảo hộ” của thực dân Pháp:

+ Mùa thu năm 1940, khi “phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”

+ 9 – 3 – 1945, Nhật tước khí giới quân đội Pháp thì “Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”

→ Trong năm năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.

– Nêu lên sự thật về cách mạng Việt Nam:

+ Nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật; nhân dân Việt Nam cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

+ Sự khoan hồng và nhân đạo của cách mạng Việt Nam

→ Từ những lí lẽ sắc bén, dẫn chững thuyết phục, Hồ Chí Minh đã khẳng định độc lập, tự do của dân tộc ta

Câu 4: Tại sao nói Tuyên ngôn độc lập đã thể hiện rõ nét phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh?

Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh là bởi vì:

– Lập luận chặt chẽ: thể hiện qua bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng

+ Phần mở đầu: nêu lên tiền đề, cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn

+ Phần thứ hai: nêu lên cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn. Cơ sở thực tiễn ấy là tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam và thực tiễn về cách mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng hoàn toàn nhân đạo và chính nghĩa

+ Phần kết: từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, Hồ Chí Minh đi tới lời tuyên ngôn.

– Lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, đanh thép, giàu tính chiến đấu.

– Ngôn ngữ hùng hồn, chính xác, biểu cảm.

ý nghĩa bản tuyên ngôn độc lập

Dạng đề thi và lời giải chi tiết của Tuyên ngôn độc lập

Trong chương trình Ngữ văn cấp phổ thông nói chung và Ngữ văn 12 nói riêng thì tác phẩm Tuyên ngôn độc lập có thể xuất hiện trong những dạng đề như sau:

Dạng 1: Đọc hiểu

Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn trích dưới đây. Chỉ ra các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn trích

“…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

* Gợi ý

– Nội dung chính của đoạn trích là: Khẳng định quyền được hưởng tự do, độc lập; sự thật đã được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam

– Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:

+ Phép nối: Quan hệ từ  “và”

+ Phép lặp: Lặp lại cụm từ “Tự do, độc lập”

+ Phép thế: Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế  “ấy”

Câu 2: Trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh

* Gợi ý

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.

  • Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp giàu hình ảnh giọng điệu đa dạng.
  • Truyện và kí : Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng mà thâm thúy ,sâu cay,thể hiện chất trí tuệ sắc sảo và hiện đại.
  • Thơ ca : phong cách hết sức đa dạng ,hàm súc,uyên thâm,đạt chuẩn mực về nghệ thuật ,sử dụng thành công nhiều thể loại thơ.Có loại thơ tuyên truyền cổ động,lời lẽ mộc mạc giản dị ,có loại thơ hàm súc uyên thâm kết hợp giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.

Dạng 2: Viết đề văn

Đề: Phân tích đoạn đầu của bản Tuyên ngôn độc lập

* Gợi ý

I. Dàn bài

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.

2. Thân bài

a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn

– Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.

– Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:

+ Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.

+ Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.

– Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn

– Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các phần còn lại.

– Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.

– Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.

3. Kết bài

– Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên, congthuctoanlyhoa.com hi vọng bạn đã có thể nắm được những kiến thức căn bản về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. Chắc chắn một điều rằng áng văn này sẽ ái là áng văn bất hủ trong lòng của mọi người con đất Việt.

Tags: bác hồ đọc tuyên ngôn độc lậpbản tuyên ngôn độc lập đầu tiênnội dung tuyên ngôn độc lậpsoạn bài tuyên ngôn độc lập ngắn nhấtsoạn thảo bài viết độc lậpsoạn thảo độc lậpsoạn thảo văn bản 12 tuyên ngôn độc lậptuyên ngôn độc lậptuyên ngôn độc lập 12tuyên ngôn độc lập lớp 12
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
hình thang

[Toán 8] Hình Thang là gì? Tổng hợp các diện tích hình thang

vào phủ chúa Trịnh

[Ngữ văn 11]Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng Kinh Kí Sự)

định lý talet

[Toán 8] Hiểu rõ định lý Talet kèm bài giải 2022

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com