Trong Vật lý 9, Tác dụng từ của dòng điện và Từ trường là bài học quan trọng. Ngoài ra, đây cũng là một trong những bài học liên quan thực tiễn nhất đến đời sống xung quanh chúng ta cũng như giải đáp các câu hỏi trong tự nhiên. Vậy, Từ trường là gì? Tác dụng từ của dòng điện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục Lục
Thí nghiệm Ơxtet
Đặt dây dẫn song song với kim nam châm
Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu
⇒ có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)
Lực từ là gì?
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi tắt là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Từ trường là gì?
Trong Vật lý 9, từ trường có tính chất như sau:
- Kim nam châm được gọi là nam châm thử
- Từ trường là không gian xung quanh nam châm (NC), xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
- Từ mỗi vị trí nhất định trong của thanh nam châm hoặc của dòng điện kim nam châm đều chỉ một hướng xác định
Cách nhận biết
- Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.
- Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc-Nam) thì nơi đó có từ trường
Xem thêm: [Vật lý 9] Từ phổ và Đường sức từ là gì? Lý thuyết từ phổ
Liên hệ trực tiếp trong cuộc sống
- Tuy con người không cảm nhận được, nhưng nhiều loài sinh vật có thể nhận biết được từ trường của Trái Đất như chim di trú, rùa biển…
Hình ảnh chim di trú vào mùa đông (Nguồn: Internet)
Hình ảnh di trú của rùa biển (Nguồn: Internet)
⇒ Khả năng này giúp chúng định hướng và di chuyển rất xa (như chim di trú từ phía Bắc vào Nam để tránh rét mùa đông).
⇒ Khi buộc nam châm vào một số loài chim di trú, chúng đã bị rối loạn phương hướng và mất khả năng định vị đường bay.
Giải bài tập tác dụng từ của dòng điện
Câu 1: Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh Trái Đất.
Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên
→ Đáp án C
Câu 2: Chọn phương án sai.
Trong thí nghiệm Ơ – xtét, khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì:
A. Kim nam châm đứng yên không thay đổi.
B. Có lực tác dụng lên kim nam châm.
C. Lực tác dụng lên kim nam châm là lực từ.
D. Kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.
Khi đặt dây dẫn song song với kim nam châm, cho dòng điện chạy qua dây dẫn thì kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu ⇒ có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)
→ Đáp án A
Câu 3: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
A. lực điện
B. lực hấp dẫn
C. lực từ
D. lực đàn hồi
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ
→ Đáp án C
Câu 4: Từ trường là:
A. không gian xung quanh điện tích đứng yên, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng điện lên kim nam châm đặt trong nó.
B. không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó.
C. không gian xung quanh điện tích có khả năng tác dụng lực điện lên kim nam châm đặt trong nó.
D. không gian xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên điện tích đặt trong nó.
Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó
→ Đáp án B
Câu 5: Ta nhận biết từ trường bằng:
A. Điện tích thử
B. Nam châm thử
C. Dòng điện thử
D. Bút thử điện
Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường
→ Đáp án B
Xem thêm: [Vật lý 11] Tổng hợp lý thuyết Từ trường DỄ NHỚ CHUẨN SGK
Tổng kết
Đây là những khái niệm tổng quát mà congthuctoanlyhoa.com muốn gửi đến các bạn học sinh. Ở lớp 11, chúng ta sẽ gặp lại kiến thức về từ trường ở mức chuyên sâu hơn, vì thế ta cần nắm vững kiến thức nền ở lớp 9 ngay từ bây giờ để học tốt hơn khi lên chương trình THPT nhé!