Sự điện li là bài học mở đầu cho chương tình Hóa học 11. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu hơn về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li, phân biệt chất điện li để làm các bài tập chuyên sâu. Bắt tay vào khám phá ngay thôi nào!
Bạn đang xem bài viết: Sự điện li
Mục Lục
Định nghĩa sự điện li
- Với sơ đồ thí nghiệm như hình trên, ta nhận thấy hiện tượng: chỉ có bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl sáng. Vậy dung dịch NaCl dẫn điện, còn nước cất và dung dịch saccarozo không dẫn điện
- Ta có thể giải thích thí nghiệm như sau: Cho dụng cụ thử tính dẫn điện vào lần lượt các cốc đựng các chất khác nhau. Bóng đền phát sáng chứng tỏ chất đựng trong cốc có tính dẫn điện
=> Kết luận: Dung dịch Axit, bazơ và muối đều dẫn điện
- Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước: do trong dung dịch của chúng có các hạt mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion
=> Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li
- Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.
- Axit, bazơ, muối đều là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li:
NaCl → Na+ + Cl–
HCl → H+ + Cl–
NaOH → Na+ + OH–
Xem thêm: [Hóa học 11] Tổng hợp lý thuyết và bài tập Cacbon MỚI NHẤT
Phân loại các chất điện li
Chất điện li mạnh
Ta cùng xem một video về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li mạnh:
Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.
Ví dụ:
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
KOH → K+ + OH–
HNO3 → H+ + NO3–
(sử dụng mũi tên một chiều)
Các axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối là chất điện li mạnh
Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2S04…
Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2…
Chất điện li yếu
Ta cùng xem video về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li yếu
Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước không phân li ra ion. Ví dụ như dung dịch đường, dung dịch rượu…
CH3COOH ⇌ CH3COO– + H+
Ví dụ trong dung dịch CH3COOH cứ 100 phân tử hòa tan thì có 2 phân tử phân li thành ion, 98 phân tử còn lại không phân li.
- Các axit yếu: H2S, HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO3, HNO2. H3PO4, H2CO3
- Các bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3…
Cân bằng điện li
Sự phân li của các chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Khi tốc độ phân li của phân tử chất điện li (phản ứng thuận) bằng tốc độ kết hợp giữa các ion thành phân tử chất điện li (phản ứng nghịch) thì cân bằng của quá trình điện li được thiết lập.
Trong chương trình Hóa học 11, ta có công thức tính độ điện li: (α):
α = n/no = C/Co
Trong đó:
- n là số phân tử phân li ra ion, nolà số phân tử hòa tan.
- C là nồng độ mol chất tan phân li thành ion, Co là nồng độ mol chất hòa tan.
Bài tập sự điện li
Bài 1: Tính nồng độ của ion Na+ và SO42- trong dung dịch muối Na2SO4 0,1M.
Hướng dẫn:
Dung dịch muối Na2SO4 là dung dịch chất điện li mạnh nên ta có phương trình ion:
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
0,1M → 0,2M → 0,1M
Vậy nồng độ của in Na+ là 0,2M, của ion SO42- là 0,1M
Bài 2: Tính nồng độ các ion của các dung dịch sau
a. dd NaOH 0,1M
b. dd BaCl2 0,2M
c. dd Ba(OH)2 0,1M
Hướng dẫn:
a. Phương trình điện li:
NaOH → Na+ + OH–
0,1M → 0,1M → 0,1M
Vậy nồng độ của ion Na+ và OH– đều là 0,1M
b. Phương trình điện li:
BaCl2 → Ba2+ + 2Cl–
0,1 M → 0,1M → 0,2M
Vậy nồng độ của inon Ba2+ là 0,1M và Cl– là 0,2M
c. Phương trình điện li
Ba(OH)2 → Ba2+ +2OH–
0,1M → 0,1M → 0,2M
Vậy nồng độ của ion Ba2+ là 0,1M và ion OH– là 0,2M
Bài 3: Một dung dịch chứa 0,02mol Cu2+, 0,03mol K+, x mol Cl– và y mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Xác định giá trị của x và y.
Hướng dẫn:
Bài 4: Tính nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO–, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có α= 1,32%.
Hướng dẫn:
Tổng kết
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu xong nội dung bài học Sự điện li và cũng biết được cách Phân loại các chất điện li. Đây là cơ sở để chúng ta phát triển các bài tập liên quan về sau trong chương trình Hóa học 11. congthuctoanlyhoa.com chúc các bạn sẽ có những buổi học ý nghĩa và vui vẻ nhé!