Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 12

[Ngữ văn 12] Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn chuẩn SGK

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 12, Ngữ Văn
0
[Ngữ văn 12] Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn chuẩn SGK
0
Chia Sẻ
16
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Phân tích đầy đủ và ngắn gọn bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, giúp bạn đọc hiểu được kết cấu tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cả những tâm tình của tác giả.

Bạn đang đọc bài viết: [Ngữ văn 12] Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn chuẩn SGK

Mục Lục

  • Sơ lược bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
    • Tác giả Xuân Quỳnh
    • Tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh
  • Hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
    • Hai khổ thơ đầu
    • Hai khổ thơ tiếp theo
    • Ba khổ thơ tiếp theo
    • Hai khổ thơ cuối

Sơ lược bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tác giả Xuân Quỳnh

Cuộc đời và sự nghiệp

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

– Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

– Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, phải ở với bà nội

– Bà từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III

– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

Phong cách sáng tác

– Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằn thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

– Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Tự hát, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng, truyện thơ Truyện Lưu Nguyễn,…

chân dung nhà thơ xuân quỳnh

Tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh

Nguồn gốc hoàn cảnh ra đời

– Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

– Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào

Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có âm điệu hệt như những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng dịu êm. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể ngũ ngôn với những câu thơ được ngắt nhịp một cách linh hoạt.

Bài thơ có hai hình tượng là “sóng” và “em” – lúc phân tách, đôi nghịch nhau, lúc thì lại hòa vào làm một, trở thành một cái tôi trữ tình.

Bố cục

– Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

– Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

– Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

– Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

Giá trị nội dung

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Giá trị nghệ thuật

  • Nhịp điệu bài thơ độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt
  • Giọng điệu tha thiết, chân thành, phảng phất sự lo âu
  • Xây dựng hình tượng nghệ thuật sóng như một ẩn dụ về tình yêu của người phụ nữ
  • Kết cấu song hành của hai hình tượng: sóng và em

Xem thêm: [Ngữ văn 12] Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, gợi ý mở bài, kết bài

Hướng dẫn phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hai khổ thơ đầu

Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

Khổ 1:

Dữ dội và dịu êm

…

Sóng tìm ra tận bể

– Những tính từ “dữ dội”, “dịu êm”, “ồn ào”, “lặng lẽ” nghĩa đen nói về các đặc điểm trái ngược và thống nhất của sóng trong tự nhiên theo không gian, theo thời gian. Lúc thế này, lúc thế khác, bề mặt dữ dội, bề sâu êm dịu và ngược lại. Còn nghĩa bóng nói về những mâu thuẫn khó hiểu, tâm trạng thất thường của người con gái khi yêu. Đó là quy luật của sóng nước, cũng là quy luật tâm lí của thiếu nữ.

– Mặt khác trong cảm nhận của nhà thơ, muốn hiểu được bản chất tình yêu của người thiếu nữ hay phụ nữ, người thanh niên, nam giới nói chung cần biết vượt qua hoặc bỏ qua cái nông nổi, ồn ào bề mặt hình thức để khám phá, chiếm lĩnh cái bản chất dịu êm, cái khiêm nhường lặng lẽ ẩn giấu bên trong.

– Cách mở đầu bài thơ bằng nhận xét, mô tả trực tiếp những đặc tính của thiên nhiên làm rõ những phẩm chất và quy luật tâm lí của con người khiến người đọc ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến thú vị: “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ”.

– Qua hai từ “sông” và “sóng”, nhà thơ muốn nói sóng sông khác sóng biển. Sóng từ ngàn năm vốn từ sông ra biển rộng, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn để thấy mình rõ hơn. Tương tự như thế, con người cũng có khát vọng hiểu được bề sâu rộng của tình yêu, khát vọng tìm thấy chính mình trong tình yêu. Đó là khát vọng muôn thuở của tuổi trẻ, đó là khát vọng muôn đời của trái tim đang yêu. Nó trở thành điều rất thường tình của người phụ nữ.

Khổ 2:

Ôi con sóng ngày xưa

…

Bồi hồi trong ngực trẻ

– Cái hay của khổ thơ này là tác giả đưa ra nhận xét khái quát nhưng đậm chất trực cảm, cảm xúc chân thành, hồn nhiên và hết sức đúng đắn. “Sóng” là quy luật vận động của tình yêu, của muôn đời, vĩnh hằng. Khát vọng tình yêu mãi mãi rung động xao xuyến, bồi hồi trái tim tuổi trẻ.

-> Nhận xét của nhà thơ thẳng thắn, mạnh bạo và chân thành.

sóng

Hai khổ thơ tiếp theo

Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

– Khi yêu, người ta hay truy tìm căn nguyên, cội nguồn tình yêu của mình nhưng thường bất lực. Bởi tình yêu huyền diệu, khó lí giải.

– Xuân Quỳnh nhìn thẳng vào lòng mình và thú nhận chân thật, tự nhiên sự khó lí giải của tình yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”.

+ Giọng thơ đầy nữ tính như nói trong hơi thở thổn thức, choáng ngợp.

– Điều thú vị là nhà thơ liên hệ đến quy luật tự nhiên, xuất hiện một cách tình cờ và có căn cứ hợp lí:

Trước muôn trùng sóng bể

…

Từ nơi nào sóng lên?

+ Khi đứng trước biển, ngắm muôn nghìn lớp sóng bạc nhà thơ nảy sinh câu hỏi và tự tìm câu trả lời. Nếu quy luật của thiên nhiên là vô cùng vô tận thì quy luật của tình cảm, tình yêu cũng vậy. Sự bất lực của em trong câu tự trả lời: “Em cũng không biết nữa” đã nói lên điều này. Tuy nhiên, điều đó cũng không có gì quan trọng đối với những đôi lứa đang yêu. Với họ quan trọng nhất là những phút giây hiện tại.

+ Nếu đảo vị trí hai câu thơ: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” vẫn có nghĩa nhưng thiên về lí trí, quá tỉnh táo, mà tình yêu tỉnh táo quá hóa giả dối, không thật.

Ba khổ thơ tiếp theo

Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

  • Nỗi nhớ như là đã thuộc về bản chất của tình yêu

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu qua nhiều cung bậc:

+ Nỗi nhớ chiếm cả tầng sâu lẫn bề rộng: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian: “xuôi về phương bắc”, “ngược về phương nam”, “Nơi nào em cũng nghĩ / Hướng về anh một phương”

+ Nỗi nhớ khắc khoải trong mọi thời gian:“Ngày đêm không ngủ được” / “Cả trong mơ còn thức”

– Tình yêu bao giờ cũng được thử thách trong không gian, thời gian. Và nỗi nhớ thương, trăn trở, khát khao được gặp gỡ là phẩm chất đặc biệt của tình yêu. Cái hay của khổ thơ là lại liên hệ đến “sóng”, nhân hóa “sóng”: con sóng nào cũng thao thức vỗ mãi suốt đêm ngày vì nhớ bờ không nguôi, không ngủ. Nỗi nhớ của “em” còn hơn thế. Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt trong ý thức, cả trong tiềm thức.

– Cách diễn đạt về nỗi nhớ của “em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh thật độc đáo. “Em” hóa thân vào sóng để bày tỏ cảm xúc, nhờ sóng nói hộ tình yêu của “em” nhưng chưa đủ, “em” muốn tự mình bộc lộ nỗi nhớ thương của mình tới anh, thật da diết, cồn cào.

  • Bản chất thứ hai của tình yêu chính là sự chung thủy

Dẫu xuôi về phương bắc

…

Dù muôn vời cách trở

– Dùng hình thức điệp từ ngữ, điệp cấu trúc câu kết hợp với nghệ thuật đối lập qua cách nói ngược “xuôi bắc”, “ngược nam”, tác giả nhấn mạnh rằng: bất chấp sự cách trở của không gian và thời gian, người phụ nữ vẫn giữ vững lời thề vàng đá, vẫn thủy chung son sắt.

– Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh còn tạo nên một phương mới, duy nhất – phương anh, hợp quy luật tâm lí của những người đang yêu, đang xa, đang nhớ, đang bị và đang muốn đốt cháy cả bản thân mình trong ngọn lửa thiêu đốt của tình yêu. Xuôi hay ngược, Nam hay Bắc đâu có gì quan trọng. Với “em” lúc đó nào cần phân biệt đông, tây, nam, bắc…bốn phương tám hướng, chỉ có một phương duy nhất – phương anh mà thôi!

– Mượn hình ảnh con sóng ngoài khơi xô vào bờ, tác giả thể hiện niềm tin vững chắc vào tình yêu: Dù cuộc đời còn nhiều thử thách gian khổ khó khăn nhưng tình yêu đích thực rồi sẽ đến được bến bờ hạnh phúc.

– So với “Biển” của Xuân Diệu,  bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh kém vẻ nồng nàn, đắm say, cuồng nhiệt có lẽ bởi cái kín đáo, tế nhị, sâu lắng của người con gái. Sánh với “Thuyền và biển” của chính Xuân Quỳnh thì “Sóng” hiền lành, êm ả hơn. Còn đặt “Sóng” cạnh “Chỉ có sóng và em” (cũng của Xuân Quỳnh) tràn ngập cô đơn: “Lời thương nhớ ngàn năm em muốn nói/ Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em…” thì “sóng” ấm áp, hòa dịu hơn.

-> Có thể nói bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã làm rõ lên được khát khao yêu thương của nhân vật trữ tình thật thiết tha, mãnh liệt, chân thành, sôi nổi. Khao khát được yêu hết mình, sống hết mình cho tình yêu. Và cũng có thể nói, trong chương trình Ngữ văn 12, đây là bài thơ tình hay nhất, độc đáo nhất, đã khám phá và nói lên những suy nghĩ thầm kín nhất trong lòng mỗi con người khi yêu.

thuyền và biển xuân quỳnh
bài thơ Thuyền và biển – Xuân Quỳnh

Hai khổ thơ cuối

Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

– Từ những suy nghĩ về tình yêu, sự hi sinh, lòng chung thủy, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh mở rộng hơn nghĩ về mối quan hệ giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, giữa cuộc đời mỗi người, tình yêu mỗi lứa đôi và cuộc đời chung, và thiên nhiên vũ trụ, và thời gian vô cùng:

Cuộc đời tuy dài thế

…

Mây vẫn bay về xa

+ Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ra đời khi nhà thơ mới chỉ 25 tuổi, cả cuộc đời còn ở phía trước nên thấy “dài thế”. Tuy vậy, tác giả đã thấy cái hữu hạn, ngắn ngủi của nó so với thiên nhiên và thời gian vô tận.

+ Giọng thơ tiếc nuối, xót xa. Lời thơ bình thản nhưng ý thơ thật buồn. Tình yêu là sự sống nên làm sao biết hết. Cứ tưởng tình yêu mãi mãi vô sự nhưng sóng đời cứ cuốn theo. “Sóng” trở thành biểu tượng của tình yêu không bình yên trong nhịp điệu.

– Xuân Quỳnh khao khát một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với thời gian. Và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã nói lên tất cả thay cho hàng triệu con tim đang thổn thức ngoài kia.

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

+ Câu hỏi day dứt thể hiện khao khát tình yêu cao cả và bất tử. Nhà thơ tìm cách thực hiện khao khát ấy là muốn được “tan ra”, được hóa thân và hòa nhập thành trăm ngàn con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu của nhân dân và nhân loại. Khát khao, mơ ước thật cao đẹp, bay bổng tuyệt vời. Tình yêu bừng sáng, trí tuệ. Thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tình yêu riêng, “sóng” đã có chân trời, có bề rộng cuộc đời để chiêm nghiệm.

Tổng kết

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là áng thơ bất diệt, thể hiện khao khát tình yêu mãnh liệt của người con gái đã trải qua nhiều khổ đau. Hi vọng thông qua bài viết này, congthuctoanlyhoa.com đã có thể giúp bạn nắm được nội dung, nghệ thuật cũng như cách phân tích của tác phẩm này.

Tags: bài thơ sóngbài thơ sóng của xuân quỳnhbài thơ sóng xuân quỳnhhình tượng em và sónghình tượng sóngnội dung bài thơ sóngsóng của xuân quỳnhsóng xuân quỳnhsóng xuân quỳnh lớp 12sóng xuân quỳnh thơxuân quỳnh sóng
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
phan tich bai tho canh ngay he

[Ngữ văn 10] Dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè CHI TIẾT

người lái đò sông đà

[Ngữ văn 12] Phân tích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân hay, ngắn gọn

soan bai phu song bach dang

[Ngữ văn 10] Soạn bài Phú sông Bạch Đằng: nội dung, dàn bài chi tiết

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com