Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 12

[Ngữ văn 12] Bài thơ Tây Tiến – hướng dẫn soạn bài, phân tích cực chuẩn

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 12, Ngữ Văn
0
hinh
0
Chia Sẻ
18
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm thơ vô cùng quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về tác giả, tác phẩm của bài thơ cũng như các dạng đề sẽ ra đối với bài thơ này.

Bạn đang đọc bài viết: [Ngữ văn 12] Bài thơ Tây Tiến – hướng dẫn soạn bài, phân tích cực chuẩn

Mục Lục

  • Sơ lược về bài thơ Tây Tiến
    • Tác giả Quang Dũng
    • Tác phẩm
      • Nguồn gốc – Hoàn cảnh ra đời
      • Bố cục
  • Hướng dẫn phân tích bài thơ Tây Tiến
    • Đoạn 1
    • Đoạn 2
    • Đoạn 3
    • Đoạn 4
  • Các dạng đề thi liên quan đến bài thơ Tây Tiến
    • Dạng 1: Cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ
    • Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về Tây Tiến – Quang Dũng
    • Dạng 3: So sánh đoạn thơ, bài thơ Tây Tiến với đoạn thơ, bài thơ khác
    • Dạng 4: Liên hệ thực tế

Sơ lược về bài thơ Tây Tiến

Tác giả Quang Dũng

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

Sơ lược tài năng:

  • Ông là người đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh
  • Được biết đến nhiều hơn với tư cách nhà thơ trữ tình cách mạng
  • Phong cách sáng tác: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, vừa lãng mạn vừa đào hoa.
  • Các tác phẩm hay: Mây đầu ô (thơ, 1986) Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988)

Cuộc đời

  • Trước cách mạng tháng Tám, ông học Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông đi dạy học tư ở Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).
  • Tham gia chiến đấu từ năm 1945-1951, sau đó lui về làm ở nhà xuất bản văn học
  • Năm 1988, Quang Dũng mất sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội
  • Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
chân dung nhà thơ Quang Dũng
Chân dung nhà thơ Quang Dũng

Tác phẩm

Nguồn gốc – Hoàn cảnh ra đời

Nguồn gốc

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập năm 1947 (đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tiếng gọi của Đảng, nhiều học sinh – sinh viên đã lên đường tham gia kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”).

  • Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào.
  • Địa bàn hoạt động: Rộng. Bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa – Thượng Lào.
  • Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội (nhiều sinh viên, học sinh).
  • Điều kiện sống và chiến đấu: Gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật.
  • Tinh thần: Hào hùng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời.

Hoàn cảnh ra đời

Quang Dũng viết bài thơ này khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến của mình. Nhan đề ban đầu của bài thơ là Nhớ Tây Tiến, sau mới đổi thành Tây Tiến.

Bài thơ được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

Bố cục

Bố cục của bài thơ Tây Tiến được chia theo từng đoạn thơ. Mối đoạn thơ ứng với một cảm xúc, một ý nghĩa khác nhau

  • Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.
  • Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.
  • Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.
  • Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.

Xem thêm: [Ngữ văn 12] Tuyên ngôn độc lập – Hướng dẫn soạn ngắn và chuẩn bộ giáo dục

Hướng dẫn phân tích bài thơ Tây Tiến

Đoạn 1

Nội dung chính: những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh núi rừng hoang sơ và hùng vĩ

Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ chính là nỗi nhớ: nhớ về núi rừng – nơi khi xưa mình từng chiến đấu, nhớ về những người đồng chí, đồng đội từng kề vai sát cánh bên nhau đánh giặt. Đây là nỗi nhớ thường trực, dai dẳng, bao trùm lên cả thiên nhiên lẫn con người.

* Hai câu thơ mở đầu:

    Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

      Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

– Câu 1: nhắc tới 2 danh từ “Sông Mã” và “Tây Tiến”

+ Hình ảnh “Sông Mã”: con sông gắn với đời lính => như gợi thức nỗi nhớ ùa về trong tâm hồn nhà thơ.

+ “Tây Tiến”: Đoàn binh.

+ Ngắt nhịp 4/3.

=> Câu thơ đầu với tiếng gọi đầu tiên là tiếng gọi đồng đội, tiếng nỗi nhớ dai dẳng thét gào.

– Câu 2: Điệp từ “nhớ” (2 lần), từ láy “chơi vơi”, điệp âm “ơi” (3 lần)=> Tạo tính nhạc, hình tượng hoá nỗi nhớ.

+ Nhớ rừng núi: Không gian mênh mông của miền Tây.

+ Nhớ “chơi vơi” (2 thanh bằng, nhẹ, lan toả)=> gợi cảm giác nỗi nhớ vô hình, vô lượng, không thể đo đếm, nhớ mơ hồ, đầy ám ảnh, nỗi nhớ luôn lơ lửng, ăm ắp khôn nguôi.

* Bức tranh thiên nhiên vừa dữ dội, hoang vu, hiểm trở vừa thơ mộng, trữ tình của núi rừng

– Bức tranh thiên nhiên dữ dội, hoang vu, hiểm trở:

+  BPNT liệt kê nhắc tới một loạt các địa danh ở miền Tây ấn tượng, khó quên trong đời lính.

+ Sương rừng: ở “Sài Khao”, “Mường Lát”: tên đất lạ lẫm, gợi một vùng xa xôi, hẻo lánh, bản làng, vùng đất người lính đã đi qua.

> “Sương lấp đoàn quân mỏi” => Sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân/ Màn sương mờ của kỉ niệm – nỗi nhớ thương.

> “Đoàn quân mỏi” => gợi một cuộc hành quân dãi dầu đầy gian khổ của những người lính Tây Tiến.

+ Dốc núi, vực sâu (ba câu thơ tiếp)

> Nghệ thuật sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”

> Điệp từ: “dốc”

=> Diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.

> Nghệ thuật nhân hoá “súng ngửi trời”, phép đảo “hun hút cồn mây”

=> Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.

> Nghệ thuật tương phản, điệp từ “ngàn thước”: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”

=> Câu thơ như bẻ gãy làm đôi giúp người đọc thấy được chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.

=> Sử dụng từ láy giàu chất gợi hình, gợi tả, gợi cảm; những câu thơ toàn thanh trắc đã phác hoạ một bức tranh hoành tráng với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây (thi trung hữu hoạ).

+ Núi rừng qua nét vẽ ấn tượng:

      Chiều chiều oai linh thác gầm thét

      Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

      > NT nhân hoá : “Thác gầm”, “cọp trêu”

=> Gợi tả dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.

> Thanh: 2 thanh trắc âm vực cao “thác”, “thét”; 2 thanh nặng âm vực thấp “hịch”, “cọp”.

=> Sự de doạ nặng nề của thú dữ ở vùng thấp tối.

> Từ láy “chiều chiều”, “đêm đêm”

=> Tuần hoàn, lặp lại, vĩnh hằng của thời gian.

=> Núi rừng miền Tây là nơi ngự trị muôn đời của sức mạnh thiên nhiên dữ dội, bí hiểm.

– Bức tranh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình

+ Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” là hoa của thiên nhiên hay con người? Chỉ biết rằng nó gợi một cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, đẩy lùi nỗi nhọc nhằn của người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân.

+ Mưa rừng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

> Nghệ thuật: Tất cả âm tiết là thanh bằng, thanh không, âm mở (chữ cái tận cùng là nguyên âm); ẩn dụ “khơi” – biển mưa.

=> Không gian mênh mông chìm trong mưa nguồn suối lũ.

+ “Cơm lên khói”, “mùa em thơm nếp xôi”

+ “Mùa em”: mùa lúa chín; liên tưởng xao xuyến nồng nàn trước nụ cười rạng rỡ, ánh mát sóng sánh từ tình người miền Tây.

+ “Nhà ai”: vừa phiếm chỉ, vừa nghi vấn.

=> Người lính dừng chân nghỉ ngơi ở thung lũng mưa, đưa mắt nhìn và thấy ngôi nhà thấp thoáng. Hình ảnh mang cảm giác chạnh lòng nhớ về gia đình, người thân; ấm áp, yên bình như được an ủi trên đường hành quân của chàng lính xa nhà.

– Hồn nhiên, tinh nghịch: “súng ngửi trời”, “cọp trêu người” (chất lính).

– Kí ức về người lính trên đường hành quân:

                     Anh bạn dãi dầu không bước nữa

                     Gục lên súng mũ bỏ quên đời

+ “Anh bạn”: cách gọi đồng đội với tình cảm thân thiết, gắn bó.

+ Từ láy “dãi dầu”: vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người lính phải đối mặt, vượt qua trên đường hành quân.

+ “Không bước nữa”, “bỏ quên đời”: Có thể hiểu là nghỉ ngơi buông mình vào giấc ngủ vô tư lự trẻ trung/ có thể hiểu là kiệt sức – xót xa/ có thể hiểu là cái chết nhẹ nhõm quên đời.

=> Nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không luỵ, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

hình ảnh người lính tây tiến

Đoạn 2

Nội dung chính: Kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó, vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

– Kỉ niệm đêm liên hoan thắm tình quân dân:

+ Không khí đêm liên hoan tưng bừng với mà sắc rực rỡ, lộng lẫy: “bừng lên”, “hội đuốc hoa”, “khèn lên man điệu”; con người duyên dáng: “xiêm áo”, “nàng e ấp”.

+ Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

– Khung cảnh sông nước, con người vùng Tây Bắc:

+ Đẹp huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng: “Chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”

+ Con người lao động bình dị, mộc mạc: “dáng người trên độc mộc”, cảnh vật duyên dáng, đầy sức sống: “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

– Nhận xét: nhờ bút pháp lãng mạn, quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm và hình ảnh con người duyên dáng của vùng Tây Bắc.

Đoạn 3

Nội dung chính: bức chân dung người lính Tây Tiến

– Chân dung người lính được miêu tả chân thực: “đoàn binh không mọc tóc”, “ xanh màu lá”, họ sống và chiến đấu trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

– Họ là những con người có tâm hồn lãng mạn, trái tim yêu thương “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, lấy hình bóng người thương nơi quê nhà làm động lực chiến đấu.

– Vẻ đẹp bi tráng thể hiện qua sự hi sinh anh dũng của họ:

+ Sẵn sàng công hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”, ra đi thanh thản, nhẹ nhàng.

+ Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu.

– Nhận xét: Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có những nét lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc.

Đoạn 4

Nội dung chính: lời thề ước gắn bó của quân nhân Tây Tiến và đồng bào vùng Tây Bắc 

Câu thơ nhắc nhớ lại ý nguyện, quyết tâm ra đi một thời của đoàn quân Tây Tiến: “người đi không hẹn ước”, còn là sự tiếc thương những đồng đội đã hi sinh “thăm thẳm một chia phôi”.

– Niềm thương, nỗi nhớ, tình cảm gắn bó của tác giả luôn gửi lại nơi đoàn quân Tây Tiến: và vùng rừng núi Tây Bắc “Ai lên Tây Tiến… / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

người lính tây tiến

 

Các dạng đề thi liên quan đến bài thơ Tây Tiến

Đối với bài thơ Tây Tiến thì trong chương trình Ngữ văn 12 có các dạng bài thường gặp sau đây:

Dạng 1: Cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ

Đề thường trích dẫn 1 hoặc 2 khổ thơ trong bài thơ để yêu cầu phân tích. Vì bài thơ Tây Tiến khá dài nên hầu như sẽ không yêu cầu phân tích cả một bài thơ.

Ví dụ: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về Tây Tiến – Quang Dũng

Đối với dạng đề này thì sẽ thường đưa ra một nhận định nổi tiếng nào đó về bài thơ. Sau đó yêu cầu phân tích để có thể làm rõ tính đúng sai, phù hợp hay không phù hợp của nhận định đối với bài thơ.

Ví dụ: 

Về đoạn thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Có ý kiến cho rằng:
Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt.
Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.
Từ cảm nhận của chính bản thân mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên.

Dạng 3: So sánh đoạn thơ, bài thơ Tây Tiến với đoạn thơ, bài thơ khác

Với dạng này thì sẽ thường so sánh các chủ đề, các tình cảm hoặc các hình ảnh có nét tương đồng giữa hai hay ba với nhau. Đối với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thì thường được so sánh với bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Ví dụ: SO SÁNH TÂY TIẾN – ĐẤT NƯỚC

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Dạng 4: Liên hệ thực tế

Ví dụ đề bài cho phân tích hình tượng người lính Tây Tiến , từ đó liên hệ tới hình ảnh người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương chẳng hạn,… hoặc liên hệ tới lí tưởng sống của thanh niên thời nay.
Ví dụ: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người chiến sỹ trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng , qua đó liên hệ tới vẻ đẹp của người chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo quê hương?

Đối với đề này trước tiên phân tích vẻ đẹp của người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến, sau đó chỉ ra những nét tương đồng với chiến sĩ Việt Nam nêu trong đề: về tình yêu nước, tình đồng đội, sự đoàn kết, thủy chung trước sau như một,…

Tổng kết

Bài thơ Tây Tiến là một bài thơ hay và đặc biệt quan trọng trong chương trình phổ thông. Bài thơ này đã từng xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp, kì thi đại học với vai trò là một câu hỏi chiếm số điểm cao. Hi vọng thông qua bài viết này, congthuctoanlyhoa.com đã giúp bạn nắm vững được kiến thức cũng như cách làm bài khi gặp đề thi có bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Tags: bài thơ tây tiếnhình ảnh người lính trong tây tiếnphân tích bài thơ tây tiếnphân tích tây tiếnsoạn bài tây tiếntây tiếntây tiến 12tây tiến đoàn binh không mọc tóctây tiến quang dũngvẻ đẹp thiên nhiên tây tiến
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
hinh binh hanh

[Toán 8] Hình Bình Hành là gì? Trọn bộ diện tích chu vi MỚI

dien tich hinh chu nhat

[Toán 8] Cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật NHANH

Tự tình

[Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Tự tình - bài soạn mới nhất chuẩn SGK

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com