Bài thơ Từ ấy luôn tạo cho người đọc cảm nhận được niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ này chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích nhé!
Bạn đang xem bài viết: Phân tích bài Từ ấy
Mục Lục
Bài thơ Từ ấy
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả Tố Hữu
Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Ông xuất thân trong một nhà nho nghèo.
Bước vào những năm thanh niên, ông tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế, sau đó được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Chính vì vậy, sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
Thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thực cuộc cách mạng đầy gian khổ, hi sanh những cũng nói đến những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
Nhà thơ Tố Hữu được đánh giá là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại”.
Tác phẩm Từ ấy
Từ ấy là tập thơ đầu của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm (1937 đến 1946). Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí công khai và bí mật từ những năm 1938. Sau đó được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề Thơ, và năm 1959 tái bản có sửa chữa, bổ sung, dưới tên gọi “Từ ấy” cho đến ngày nay.
Xem thêm: [Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) hay nhất
Phân tích bài thơ Từ ấy
Khổ thơ 1
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
-Hai câu thơ mở đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình “từ ấy” => Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cực trong Đoàn Thanh niện Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, và được kết nạp vào Đảng.
-Đây là dấy mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời cách mạng của nhà thơ.
-Hình ảnh ẩn dụ: “nắng hạ”, “mặt trời chân lí”, “chói qua tim” -> khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ
=> Ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ.
-Nhà thơ xem Đảng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tương đúng đắn, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống => một tấm lòng yêu nước vô bờ bến, tin yêu theo Đảng, theo những gì Đảng chỉ dẫn vì lý tưởng Tổ quốc.
“Hồn tôi là…” -> tâm hồn của nhà thơ lúc này trở thành một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa “vườn hoa lá”, âm thanh rộn ràng “rộn tiếng chim”, tràn ngập hương thơm “đậm hương”
-Một giọng điệu rất tươi tỉnh và rạo rực => Nhà thơ như đang sống dậy, trong lòng vui tả khôn xiết, như cả một mùa xuân đang nở rộ.
=> Niềm vui sướng của nhà thơ khiến đoạn thơ như tiếng reo vui hân hoan, như khúc ca sôi nổi chứa chan niềm thành kính, tri ân với Đảng. Ở khổ thứ nhất, ta cảm nhận được niềm vui sướng, say mê của nhà thơ Tố Hữu khi đón nhận lí tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam.
Khổ thơ 2
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
-“Buộc” -> nhà thơ tự ràng buộc, tự gắn bó, và tự giác
-“Để” , “trang trải” -> các động từ chỉ tác động có đối tượng, nhà thơ nguyện đem tất cả tình cảm hướng về con người ở mọi nơi, tâm hồn nhà thơ đã trải rộng ra với cuộc đời, sống chan hòa với mọi người.
-Phép hoán dụ “trăm nơi” -> chỉ mọi người sống ở khắp nơi
-Tình yêu thương con người không còn chung chung mà đã trở nên cụ thể, là sự quan tâm, sự gắn bó với quần chúng lao động “Để hồn tôi với bao hồn khổ/Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
-Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” -> liên tưởng đến khối người đông đảo cùng đoàn kết, chung sức chung lòng với nhau.
=> Mục đích cuối cùng của việc hướng đến con người chính là tạo nên khối đoàn kết, phấn đầu vì lí tưởng Cách mạng. Khi cái tôi chan hòa trong cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh cúa mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Và nhà thơ đã làm như vậy.
=>Nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
-> Nếu khổ thơ đầu là tiếng reo vui thì khổ thứ hai là sự quyết tâm của người thanh niên cộng sản, yêu đời, yêu Đảng, muốn cống hiến, muốn hòa vào đời, hòa vào mọi người.
Khổ thơ 3
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
-Khổ thơ có sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ -> hướng về những con người bị áp bức, thiệt thòi
–Điệp từ “là” -> sự khẳng định của nhà thơ về quyết tâm gắn bó với quần chúng lao động cực khổ
-“Là con” “là em” -> nhà thơ xác định vị thế của mình trong những đại gia đình, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết.
=> Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp ông vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao động.
-Sự xót thương, đồng cảm của nhà thơ khi nói tới những kiếp phôi pha ( kiếp phôi pha: chỉ những người đau khổ bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống), những em nhỏ cù bất cù bơ (không nơi nương tựa) => lòng căm hận trước những bất công của xã hội cũ.
Có thể thấy, từ lâu những hình ảnh mảnh đời phôi pha, cù bất cù bơ đã trở thành những đối tượng mà Tố Hữu thường xuyên nhắc tới. Ví dụ như ta có thể kể đến chú bé đi ở trong Đi đi em; em bé bán bánh trong Một tiếng rao đêm, ô gái giang hồ trong Tiếng hát sông Hương…
Giá trị nghệ thuật
Đi sâu vào phân tích giá trị nghệ thuật của bài thơ Từ ấy trong chương trình Ngữ văn 11, ta có thể nhắc đến các yếu tố quan trọng như:
-Thể thơ 7 chữ nhịp nhàng, khúc chiết, thuộc thể loại thơ văn xuôi.
-Hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo, thú vị, bộc lộ tư tưởng Cách mạng sâu sắc.
-Ngôn từ giản dị, trong sáng,
-Ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Giá trị nội dung
Bài thơ Từ ấy chứa đầy cảm xúc hân hoan của tác giả khi được Đảng soi sáng, và nhận thức được lẽ sống mới. Ta thấy được sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của tác giả Tố Hữu.
Bài thơ không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ, luôn làm sống dậy tâm hồn những bạn trẻ, nhắc lại một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu và trong sự nghiệp thơ ca của ông.
Tổng kết
Như vậy, chúng ta vừa phân tích bài thơ Từ ấy một cách cụ thể, chi tiết. congthuctoanlyhoa.com mong rằng các bạn đã hiểu rõ nội dung và có thể phân tích bài thơ một cách hay nhất theo ý của riêng mình. Chúc các bạn học tập thật tốt!