Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 11

[Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Tự tình – bài soạn mới nhất chuẩn SGK

Thư Anh Bởi Thư Anh
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 11, Ngữ Văn
0
Tự tình
0
Chia Sẻ
40
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Xương, đó chính là bài thơ Tự tình với những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm. Cùng bắt tay vào phân tích ngay nhé!

Bạn đang xem bài viết: Phân tích bài thơ Tự tình

Mục Lục

  • Học thuộc bài thơ Tự tình
  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Tác giả Hồ Xuân Hương
    • Tác phẩm Tự tình
    • Bố cục
  • Đọc – hiểu văn bản:
    • Hai câu đề
    • Hai câu thực
    • Hai câu luận
    • Hai câu kết
  • Giá trị nghệ thuật
  • Giá trị nội dung
  • Tổng kết

Học thuộc bài thơ Tự tình

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

tự tình

Tác giả Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt Nam với phong các chủ yếu là tả cảnh ngụ tình. Hồ Xuân Hương nổi tiếng khi nhiều lần viết về thân phận người phụ nữ, đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ, phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ.

Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.

Tác phẩm Tự tình

Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

Bài thơ Tự tình (bài II) thuộc chùm ba bài thơi Tự tình của Hồ Xuân Hương. Chùm thơ thể hiện nỗi lòng tâm sự của người phụ nữ nhạy cảm luôn khát khao hạnh phúc nhưng gặp phải những bất hạnh, trắc trở trong đường tình duyên. Nhà thơ xây dựng hình ảnh một người phụ nữ vừa dịu dàng nữ tính đằm thắm, vừa có cá tính mạnh mẽ trong chùm thơ Tự tình của mình.
Hoàn cảnh ra đời: ba bài thơ được ra đời chịu ảnh hưởng không ít từ cuộc đời và tình duyên của nhà thơ. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ có cuộc đời lẫn tình duyên gặp nhiều éo le, ngang trái. Tuổi trẻ, bà có tình cảm với Chiêu Hổ nhưng cả hai không đến được với nhau và đành chấp nhận mối tình “có duyên không phận”. Nữ sĩ từng hai lần trải qua kiếp vợ lẽ nhưng cả hai lần đều góa bụa

Xem thêm: [Ngữ văn 11] Soạn bài vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng Kinh Kí Sự)

Bố cục

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ.

+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ.

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ.

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ.

Đọc – hiểu văn bản:

Hai câu đề

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”.

-Thời gian đêm khuya: Nửa đêm về sáng, đây là khoảng thời gian con người đối diện với những suy tư, trăn trở của chính mình.

-Không gian: tĩnh mịch, vắng lặng => âm thanh “văng vẳng“ của tiếng trống canh

–“Dồn”: thể hiện nhịp điệu gấp gáp, hối hả, nhanh, mạnh => đó chính là bước đi của thời gian

=> Câu thơi đầu tên đã bộc lộ được tâm trạng rối bời, lo âu, buồn bã của con người, của chính nhà thơ khi cảm nhận về dòng chảy của thời gian, của đời người.

-“Trơ”: phơi ra, bày ra cái hồng nhan với nước non => sự dãi dầu sương gió, sự tủi hổ, bẽ bàng của người phụ nữ => phép đảo ngữ  kết hợp với nhịp thơ 1/3/3/. => sự kiên cường, bền bỉ, thách thúc của người phụ nữ thể hiện bản lĩnh, cá tính mạnh mẽ.

-Tác giả sử dụng thủ pháp đối: cái hồng nhan >< nước non => diễn tả cảm giác cô đơn, trống vắng.

-Ở đây, tác giả đặc từ “hồng nhan” bên cạnh từ “cái” => thể hiện sự rẻ rúng, mỉa mai. Người phụ nữ mang vẻ đẹp hình thể và tâm hồn nhưng phải sống một cuộc đời khổ đau, chịu cảnh hẩm hiu, không ai đồng cảm “hồng nhan bạc phận”.

=> Hai câu thơ thể hiện nỗi đau đơn, xót xa, tủi hổ của nhà thơ trước tình cảnh của chính mình trong đêm khuya thanh vắng, khi bà tự đối diện với chính bản thân mình. Qua đó, có thể thấy, chính nhà thơ đang khắc họa và đồng cảm với những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Hai câu thực

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

–“say lại tỉnh”: gợi lên vòng tình duyên quẩn quanh, như chén rượu say rồi lại tỉnh, không thể nào dứt ra được. Càng uống càng tỉnh => mượn chút rượu nồng để tạm thời quên hoàn cảnh tủi hổ, bẽ bàng của mình nhưng thực ra lại càng ý thức rõ ràng hơn về thực tại khổ đau, nghịch cảnh cuộc đời.

–bóng xế: trăng đang tàn => ở đây ý chỉ tuổi xuân của người phụ nữ đang trôi qua từng ngày. khuyết chưa tròn: chưa trọn vẹn => đường tình duyên không trọn vẹn. => nghệ thuật ghép đôi bày tỏ nỗi lòng xót xa, cay đắng cho duyên phận dang dở của chính mình, của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Ở đây, ta thấy được, nhà thơ Hồ Xuân Hương ý thức được số phận của người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến phải chịu nhiều ngang trái, tủi nhục, không thể sống cho chính mình, đang trải qua cái tuổi xuân xanh, độ tuổi đẹp nhất của đời phụ nữ thì con đường tình duyên lại trở nên éo le.

Hai câu luận

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”

-Tiếp tục là nghệ thuật đảo ngữ, đối với động từ mạnh “xiên ngang – rêu”, “đâm toạc – đá”

=> Câu thơ miêu tả thiên nhiên giàu sức sống

=> Nhưng đồng thời cũng diễn tả sự phẫn uất, sự phản kháng trước số phận éo le, hẩm hiu mà mình phải chịu đựng từng ngày => tả cảnh ngụ tình

=> Tác giả ý thức về hạnh phúc, về tình duyên của mình.

=> Đang suy nghĩ và tự buồn về cuộc đời nhưng vẫn mãnh liệt, vẫn bản lĩnh, vẫn tràn đây sức sống, vì nhìn vào cảnh vật bà cũng thấy được điều đó. Có thể thấy, đây là một người phụ nữ rất cứng rắn, khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm gia đình, khát khao cuộc sống vợ chồng đùm bọc yêu thương nhau chứ không phải là một mình đơn lẻ mượn rượu giải sầu trong đêm vắng thanh tịnh để ngẫm về cái xuân xanh đang phai dần như thế này.

Và chắc chắn, không phải người phụ nữ nào cũng bản lĩnh, ý thức về hạnh phúc một cách mạnh mẽ như “Bà chúa thơ Nôm”. Có thể nói đây là phẩm chất đáng quý của Hồ Xuân Hương.

Hai câu kết

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

-Sự chán ngán, ngán ngẩm, mệt mỏi trước tình cảnh éo le, bạc bẽo

->“ngán” 

-“xuân đi xuân lại lại” => xuân mang hai nghĩa: mùa xuân và tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên là một vòng tuần hoàn, vĩnh cửu, qua đi rồi sẽ đến, còn tuổi xuân của đời người thì đi qua chỉ một lần và không bao giờ trở lại. Hai từ lại mang hai nghĩa khác nhau: từ lại thứ nhất mang nghĩa thêm lần nữa, từ lại thứ hai mang nghĩa trở lại.

=> Điệp từ chỉ một vòng luẩn quẩn đáng ghét, vô vị của những ngày tháng sống cô quạnh, không được hạnh phúc.

=> Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Tác giả đang cảm nhận dòng chảy của thời gian, của đời người, biết rằng đó là quy luật cuộc sống nhưng cũng có nhiều hoài niệm, nhiều xót xa và tiếc nuối.

“Mảnh tình – san sẻ – tí con con” => Nghệ thuật tăng tiến =>  Chỉ có một mảnh tình nhưng lại phải san sẻ => Nhà thơ nhấn mạnh sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh trở nên càng éo le hơn.

=> Câu thơ cuối bày tỏ tâm trạng bi kịch của nữ thi sĩ, càng khát khao hạnh phúc bao nhiêu, càng thất vọng bấy nhiêu, thực tại mỏng manh, không thể trỗi dậy, nỗi lòng ngao ngán về số phận và thực tại, tình duyên lận đận. Đây là tình cảnh chung của phần lớn người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhà thơ nghĩ về hoàn cảnh của chính mình và cũng bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ đáng thương như mình.

Câu thơ như một lời chua xót, một lời cay đắng của một tâm hồn lúc nào cũng khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu thương chứ không phải là mảnh tình san sẻ kia.

Giá trị nghệ thuật

tự tình

Bài thơ Tự tình trong chương trình Ngữ văn lớp 11 sử dụng các nghệ thuật sau đây:

–Cách dùng từ ngữ của nhà thơ rất giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng không kém phần tinh tế. Từ đó nhà thơ mang đến một bài thơ nhiều giọng điệu, nhiều sắc thái tình cảm

–Phép đối được sử dụng đã giúp tác giả bộc lộ được nỗi lòng, tình cảnh cô đơn của mình trong đêm thanh vắng, tâm trạng cô đơn chỉ có thể tâm sự với chính mình.

-Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh sức sống, khát khao của người phụ nữ về một cuộc sống hạnh phúc thật sự.

-Nghệ thuật tăng tiến khắc rõ tâm trạng chua chát của nhà thơ về đường tình

Giá trị nội dung

Bài thơ như lời nói đòi quyền hạnh phúc, khát khao sống hạnh phúc thật mạnh mẽ của người phụ nữ xã hội phong kiến. Tự tình mang đậm giá trị nhân đạo, viết về chính mình, đồng thời nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng bảy tỏ sự đồng cảm sâu sắc với những người phụ nữ đang có tình cảnh giống mình, những người thấp cổ bé họng, chỉ biết cúi mặt mà sống qua ngày không dám mơ cao về cái hạnh phúc xa hoa kia.

Tổng kết

Như vậy, congthuctoanlyhoa.com vừa phân tích xong bài thơ Tự tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương để các bạn có thể tham khảo và áp dụng trong quá trình làm bài. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!

tự tình

Tags: bài thơ tự tìnhđề bài tự tìnhphân tích tự tìnhsoạn bài tự tình hồ xuân hươngsoạn bài tự tình tác giả tác phẩmtự tìnhtự tình 2tự tình hồ xuân hươngtự tình lớp 11tự tình ngữ văn lớp 11
Thư Anh

Thư Anh

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
phân tích bài thơ việt bắc

[Ngữ văn 12] Phân tích bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) chi tiết, dễ hiểu theo bộ GD

hinh thoi la gi

[Toán 8] Hình Thoi là gì? Định nghĩa, diện tích và bài tập hình thoi

câu cá mùa thu

[Ngữ văn 11] Phân tích Câu cá mùa thu (Thu điếu) đầy đủ nhất

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com