Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận luôn đem lại cho người đọc nối buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn bao la, một nỗi sầu nhân thế, và một niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi phân tích bài thơ Tràng Giang để hiểu rõ hơn những giá trị nghệ thuật và nội dung nhé!
Bạn đang xem bài viết: Phân tích bài thơ Tràng Giang
Mục Lục
Bài thơ Tràng Giang
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả Huy Cận
-Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-Từ năm 1942, Huy Cận tích cực tham gia hoạt động trong mặt trận Việt Minh sau đó được bầu vào ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc. Sau cách mạng tháng Tám, ông giữ nhiều trọng trách quan trọng trong chính quyền cách mạng.
-Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đương và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp. Vì vậy, ông cũng là một trong những nhà thơ mới nổi tiếng. Thơ ông hàm súc và giàu chất triết lý.
Tác phẩm Tràng Giang
Bài thơ Tràng Giang xuất xứ từ tập thơ Lửa thiêng. Tràng Giang được sáng tác vào mùa thu năm 1939 khi ông đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước.
Bài thơ này khắc họa khung cảnh mênh mông qua cái nhìn của nhà thơ. Thông qua đó, tác giả cũng bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của mình khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn nhưng đó còn là một tình yêu với nhiều nỗi buồn nặng trĩu khi chưa tìm được lý tưởng cách mạng.
Xem thêm: [Ngữ văn 11] Phân tích bài Từ ấy Tố Hữu chuẩn SGK MỚI NHẤT
Ý nghĩa nhan đề Tràng Giang và lời đề từ
Nhan đề “Tràng giang” nghĩa là sông dài (tràng: dài; giang: sông)
=> Tác giả sử dụng từ ghép Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo đô ngân vang liên tiếp, trầm lắng, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng những cũng rợn ngợp
* Lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng ngớ sông dài”
– Hé mở hoàn cảnh sáng tác bài thơ
– Định hướng về nội dung và cảm xúc của bài thơ: bâng khuâng
Phân tích bài thơ Tràng Giang
Khổ thơ 1
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy giòng.”
-Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang ngay trước mắt nhà thơ.
–“Điệp điệp” -> hình ảnh những đợt sóng nối đuôi nhau vỗ vào bờ không ngừng nghỉ, không dứt -> làm cho bức tranh không gian thêm rộng lớn.
–“Gợn” -> gợn hơi, lăn tăn theo chiều gió nhẹ -> không gian cũng rất tĩnh lặng, êm đềm.
=> Tâm trạng con người cũng như thiên nhiên, bao nhiêu gợn sóng như bấy nhiêu nỗi buồn trong lòng người.
-“Con thuyền xuôi mái nước song song” -> Hình ảnh con thuyền xuôi mái nổi bật giữa dòng sông, trở nên nhỏ bé và trông thật đơn độc.
-“Xuôi mái” -> trạng thái bị động, mặc trôi theo dòng nước, không có một chút phản ứng
-Củi một cành khô >< lạc trên mấy dòng nước => nghệ thuật đảo ngữ => nhấn mạnh vào sự tầm thường nhỏ bé và vô giá trị. Đồng thời, gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu.
=> Khổ thơ đầu hiện lên cảnh sông nước mênh mông và diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả.
Khổ thơ 2
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
-Từ láy “lơ thơ” -> sự ít ỏi, vắng vẻ, nhỏ nhoi, giữa không gian rộng lớn như thế nhưng chỉ có một cồn nhỏ đìu hiu vắng vẻ.
-Nhà thơ cố gắng lắng nghe tìm tiếng con người “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” -> một câu hỏi tu từ, tìm kiếm sự hiện diện của con người
–“vãn” -> tạo cảm giác xa xôi, tẻ nhạt
-Hình ảnh trời sâu chót vót -> cách dùng từ tài tình => bầu trời được nâng cao hơn. Không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã vắng vẻ lại càng thêm tĩnh mịch hơn. Từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn đến tột cùng của lòng người => một nỗi buồn không đáy.
Khổ thơ 3
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật.
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”
–“bèo dạt về đâu hàng nối hàng” -> kiếp người, cõi nhân sinh chìm nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu
– Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu” -> Không có bóng dáng của con người ở đây.
=> Không có sự kết nối nào, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa con người với nhau
=> Một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, khắc họa nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người
Khổ thơ 4
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
–“Lớp lớp mây cao” -> những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn”.
-Hình ảnh chim xuất hiện “chim nghiêng cánh nhỏ” -> như một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ lúc bấy giờ.
=> Đây là những hình ảnh ước lệ: mây, chim => buổi chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả và rất thơ mộng.
-“Không khói” -> âm hưởng Đường thi được thể hiện trong thơ mới theo cách của Huy Cận. Nỗi buồn tiềm ẩn tự bộc phát nên con người chứa đựng nỗi niềm da diết.
=> Hai câu thơ cuối thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả.
-“Dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà nó còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ – nỗi buồn của người xa xứ đang nhớ quê hương da diết.
-Câu thơ cuối mang đậm nét cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ Tràng Giang được phẩn bổ trong chương trình Ngữ văn 11 chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật:
-Hình ảnh thơ độc đáo
-Cách gieo vần nhịp nhàng
-Sử dụng nhiều từ láy giàu tính biểu cảm “điệp điệp” lơ thơ” “lớp lớp” “dờn dợn” => gợi tả không gian mênh mông, rộng lớn
-Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và hiện đại
-Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình
Giá trị nội dung
Bài thơ Tràng Giang mang đậm nỗi buồn bao trùm. Đây cũng là tâm trạng của nhiều nhà thơ lãng mạn lúc bấy giờ, là nỗi buồn của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng. Bài thơ Tràng Giang của Huy Cận được đánh giá là bài thơ mở đường cho thơ viết về quê hương đất nước, và cũng thể hiện cái buồn chung của một thời đại trong thơ mới.
Xuân Diệu đánh giá về bài thơ “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang san, Tổ quốc”.
Tổng kết
Như vậy, Công Thức Toán Lý Hóa vừa phân tích bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận với những giá trị nghệ thuật đặc sắc và nội dung đắt giá. Hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ nội dung bài học hôm nay. Chúc các bạn học tập thật tốt!