Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ thương vợ, ca ngợi vợ rất nhiều trong sự nghiệp làm thơ ca của ông. Hôm nay chúng ta cùng xem ông thể hiện tình thương yêu ấy qua bài thơ “Thương vợ” nổi tiếng nhé!
Bạn đang xem bài viết: Phân tích bài thơ Thương Vợ
Mục Lục
Học thuộc bài thơ Thương vợ
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới thiệu tác giả Tú Xương
Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
Tác giả để lại một đời sự nghiệp thơ ca với khoảng trên 100 bài gồm nhiều thể loại, phần lớn là thơ. Tú Xương sáng tác hai mảnh chính là trào phúc và trữ tình
Ông dành hẳn một mảng sáng tác về vợ gồm nhiều thể loại, dành tình yêu thương và trân trọng đối với vợ mình.
Tác giả Tú Xương từng được mệnh danh là nhà thơ trào phúng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX.
Tác phẩm Thương vợ
- Bài thơ Thương vợ nằm trong chuỗi sáng tác mà tác giả đã viết về vợ. Thương vợ là một trong những tác phẩm hay nhất khi ông viết về bà Tú.
- Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật
- Chủ đề: Tác giả Trần Tế Xương bày tỏ sự tri ân, lòng trân trọng, tình yêu thương và thái độ ăn năn của mình dành cho sự vất vả, hi sinh của người vợ.
Xem thêm Kiến thức: [Ngữ văn 11] Phân tích câu cá mùa thu (Thu điếu) đầu đủ nhất
Đọc – hiểu văn bản
Hai câu đề
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Hai câu thơ mở đầu là hình ảnh của bà Tú:
+ Công việc: buôn bán
+ Địa điểm: mom sông (phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sống) => một địa điểm khá nguy hiểm đối với công việc buôn bán của người phụ nữ
+ Thời gian: quanh năm => sự tất bật, vất vả
+ Nuôi đủ: sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Chỉ với một công việc buôn bán nhỏ nhưng lại gồng gánh nuôi cả gia đình
+“Năm con với một chồng”: không chỉ nuôi mình, nuôi con mà người vợ này còn gánh thêm phần của người chồng – một thanh niên tay dài vai rộng.
Tác giả sử dụng số đếm “năm con”, “một chồng” => khác với đời thường. Thông thường người ta chỉ đếm tiền, đếm bạc, đếm con cá,… nhưng ở đây lại đếm con, đếm chồng => Một gia đình đông con, rất khó khăn, người chồng phải nương tựa vợ.
=> Tác giả khắc họa hình ảnh người vợ vất vả ngược xuôi, không quản nắng mưa, không quản khó nhọc, bền bỉ với công việc để kiếm cái ăn cái mặc cho gia đình.
=> Tác giả cũng thể hiện nỗi lòng xót xa, ngậm ngùi của mình khi thấy người vợ vất vả mà không hề than trách => Ông là một người yêu vợ, thương vợ.
Hai câu thực
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông”
-Hai câu thực xuất hiện hình ảnh “thân cò” – một hình ảnh quen thuộc trong văn học Việt Nam khi nói đến hình ảnh người phụ nữ => Hình ảnh thân cò làm cho người đọc đồng cảm với tình cảnh cực khổ, vất vả mà bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ nói chung.
=> Nhà thơ Tú Xương đã liên tưởng đến hình ảnh con cò trong ca dao:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
-Hình ảnh con cò trong Thương vợ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của thời gian “khi quãng vắng” => Cụm từ tái hiện không gian lẫn thời gian heo hút, chứa đầy sự lo âu.
-“Eo sèo mặt nước buổi đò đông” => khung cảnh chen chúc “đò đông” => người phụ nữ này phải bươn chải, chen lấn mỗi ngày để kiếm từng đồng tiền lo cho cả gia đình.
=> Hai câu thơ thực đã gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tào, gian nan trong công việc buôn bán của bà Tú. Chân dung bà Tú được tô đậm thêm với nét lặn lội, như thân cò nơi quãng vắng.
=> Qua đó, tác giả càng bộc lộ nỗi thương xót đối với người vợ chịu thương chịu khó, không quản khó nhọc từng ngày.
Hai câu luận
“Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công”
Tiếp tục ở hai câu luận, tác giả Tú Xương vẫn khắc họa hình ảnh người vộ tần tảo ấy.
–“Một duyên hai nợ” => nhà thơ cảm phục sự quên mình của vợ. Một duyên nhưng đến hai nợ, người vợ chưa bao giờ phàn nàn hay trách móc mà cần cù vì chồng vì con.
-“Năm nắng mười mưa”: nắng mưa chỉ sự vất vả, còn năm mười là số lượng phiếm chỉ, được tác giả tách ra thành một thành ngữ chéo => nói lên sự gian truân
–“Âu đành phần” “dám quản công” => giọng thơ đầy sự xót xa
=> những cụm từ đề cao sự hi sinh cao cả của bà Tú. Đó là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, không quản nắng mưa mà một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ. Và đây cũng là sự tinh tế của bà Tú vì chồng bà còn phải bận tâm đến chuyện thi cử nên cũng không muốn để ông Tú phải bận tâm.
=> Sáu câu thơ đầu tiên nhà thơ Tú Xương đã dành để miêu tả sự vất vả của người vợ, đức hi sinh vì chồng vì con không một lời oán than. Sáu câu thơ bày tỏ nỗi lòng thương vợ, đồng cảm với vợ, xót xa cho sự tần tảo sớm hôm, sáng chiều của vợ.
Hai câu kết
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
Nếu dành 6 câu thơ đầu để nói về người vợ của mình thì đến với hai câu kết, nhà thơ Tú Xương mới nói đến mình, nhưng cũng chỉ là lời trách móc.
–“ăn ở bạc” => phong cách thơ trào phúng xuất hiện
-Mạch cảm xúc của bài thơ đến đây có sự chuyển biến. Nhà thơ đã không còn ẩn mình tán dương, đề cao vợ mà đã sử dụng những ngôn từ trách móc mình, bày tỏ sự cay nghiệt, đồng thời là sự phẫn nộ
=> Nhà thơ bày tỏ sự phẫn nộ về xã hội lúc bấy giờ “thói đời” => chửi đời, chửi mình, chửi những đáng nam nhi như mình đang phải nhờ vợ gồng gánh vì bận tìm kiếm con đường công danh, rồi tự đẩy mình thành hình tượng kẻ ăn bám vợ, như những đứa con không thể phụ giúp gì.
=> Đáng thương hơn là đáng trách, vì ông cũng chỉ đang thuận theo xã hội, cũng không thể làm khác đi. Nhưng ở đây ông đã bày tỏ được tấm lòng thương vợ vô cùng, thấu hiểu được sự gian nan mà vợ đang phải gánh chịu một mình.
=> Từ đó ta vẫn thấy được trong hoàn cảnh này, tác giả là một người luôn giữ được tấm lòng chân thật đối với vợ, một nhân cách cao đẹp, đáng ngưỡng mộ. Và tình yêu vợ, yêu gia đình của nhà thơ Tú Xương vẫn sẽ là tấm gương sáng lưu truyền đến nhiều thế hệ sau.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ Thương vợ (Tú Xương) mà chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn 11 sử dụng nhiều nghệ thuật:
-Nhà thơ sử dụng linh hoạt thể thơ thất ngôn bát cú đường luật kết hợp với nhiều ngôn từ tiếng Việt gần gũi, bình dị, gắn bó với cuộc sống đời thương do đó nó tạo được sức biểu cảm, cảm xúc chân thành khi tác giả bộc lộ tấm lòng thương vợ
-Nhà thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong tác phẩm khi khắc khọa nét vất vả của bà Tú
–Giọng điệu cũng rất linh hoạt và được biến đổi tự nhiên, hợp hoàn cảnh
-Hình tượng thơ hàm sức, gợi cảm.
Giá trị nội dung
Nhà thơ Tú Xương xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú – vợ mình đưa vào tác phẩm văn học để ca ngợi đức hi sinh, để đồng cảm với sự tần tảo, gánh vác gia đình. Qua đó ta thấy được tác giả giàu tình thương yêu, quý trọng người vợ. Và ẩn sau đó là hình ảnh người chồng đầy tâm sự khi không thể san sẻ công việc cùng vợ. Đây cũng chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát lúc bấy giờ.
Tổng kết
Như vậy, congthuctoanlyhoa.com đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương – một bài thơ đầu cảm xúc mà người chồng viết về người vợ. Hãy cùng theo dõi để cùng xem nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!