Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 11

[Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) hay nhất

Thư Anh Bởi Thư Anh
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 11, Ngữ Văn
0
Đây thôn vĩ dạ
1
Chia Sẻ
7
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh phong cảnh và cũng như tâm cảnh được nhà thơ Hàn Mặc Tử khắc họa rõ nét. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau phân tích bài thơ nổi tiếng này nhé!

Bạn đang xem bài viết: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Mục Lục

  • Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
    • Tác giả Hàn Mặc Tử
    • Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
  • Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ
    • Khổ thơ 1
    • Khổ thơ 2
    • Khổ thơ 3
  • Giá trị nghệ thuật
  • Giá trị nội dung
  • Tổng kết

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Tác giả Hàn Mặc Tử

đây thôn vĩ dạ

Hàn Mặc Tử là  một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Đồng thời mọi người cũng gọi ông là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Ở thơ của Hàn Mặc Tử, ta bắt gặp một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt những cũng đau đớn đến tột cùng.
Nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng ta sẽ cảm nhận được đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời.

Dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với những người yêu thơ Hàn Mặc Tử.

Xem thêm: [Ngữ văn 11] Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng Xuân Diệu MỚI NHẤT

Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Bài thơ được trích từ tập thơ “Đau thương” (Thơ Điên).

Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ – một vùng quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế.

Phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ

Khổ thơ 1

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

-Mở đầu là câu thơ với một lời hỏi nhưng cũng như là lời mười hay một lời trách móc, thở than “Sao không”. Ta không đoán được đây là câu hỏi của người con gái Huế hay là câu hỏi mà tác giả đang tự hỏi chính mình.

-Câu thơ với sáu thanh bằng => Đây là niềm tha thiết, một nỗi xúc động khi nhắc đến Thôn Vĩ.

-Tiếp theo là những hồi tưởng của nhà thơ về thôn Vĩ:

+ Một không gian tràn ngập sắc nắng “nắng mới lên”, không phải là nắng chang chang, nắng gắt mà là nắng mới, rất tinh khôi và trong trẻo. Đây là một thứ nắng rất mới vì nó xuất hiện trong buổi bình minh, thắp lên trên những hàng cau.

+Mướt, ngọc là những từ gợi cho ta những sắc điệu -> diễn tả sự mượt mà, trong xanh

=> Hàn Mặc Tử mở ra một không gian thôn Vĩ thật gần gũi, thân quen, tràn đầy sức sống.

-Yếu tố con người cũng xuất hiện “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” => xuất hiện thấp thoáng, mang lại sự mới mẻ trong phong cách thơ của Hàn Mặc Tử.

+Mặt chữ điền => gợi lên sự phúc hậu và hiền lành => hình ảnh con người thôn Vĩ xứ Huế thật thà, chất phác. Con người xuất hiện khi “chen ngang” những khóm trúc luôn cho ta thấy được tình cảm gắn bó với làng quê.

+Con người và thiên nhiên đã hòa quyện vào nhau trong thơ Hàn Mặc Tử tạo nên bức tranh tuyệt đẹp khi ta nhớ về thôn Vĩ Dạ.

đây thôn vĩ dạ

Khổ thơ 2

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”

-Nhắc đến xứ Huế không thể không nói về sông nước, đêm trăng hữu tình. Nhà thơ lại kéo cái nhìn của người đọc sang một miền không gian khác, chơi vơi giữa gió mây, lặng mình theo dòng nước: “gió theo lối gió, mây đường mây”

-Gió thổi mây trôi, không ai liên quan đến ai, xa cách không chung đường, hoa bắp cũng chỉ nhẹ lay => một bức tranh gợi buồn, gợi sầu.

-Thế nhưng đây không chỉ là một bức tranh ngoại cảnh, nó còn là tranh tâm cảnh, là điệu tâm hồn. => cái buồn ở đây đã được gọi thành tên: “buồn thiu”.

-Đến với hai câu sau, cảnh vật xung quanh đã trở nên thật hư ảo, mơ hồ.

–“Thuyền ai… tối nay?” là nỗi mong chờ, niềm hy vọng cùng nỗi buồn man mác của thi nhân => dường như đây là khát vọng tình yêu đằm thắm, tha thiết mà chỉ kín đáo, không bộc bạch, không vồ vập.

-Hình ảnh trăng xuất hiện trong khổ thơ. Trăng muôn đời là biểu tượng của hạnh phúc, đặc biệt là hạnh phúc lứa đôi => Qúa khao khát hạnh phúc nên hai câu thơ của Hàn Mặc Tử tràn ngập ánh trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền trăng, chở trăng.

–“Kịp” => lửng lờ một câu hỏi: liệu có chở kịp trăng về trong tối hôm nay? Có thể kip và cũng có thể không còn kịp nữa.

=> Hàn Mặc Tử biết rằng sự sống của mình chỉ còn lại những giây phút ngắn ngủi ở chốn trần thế này, sẽ có người đem hạnh phúc đến cho nhà thơ nhưng nếu đến trễ thì hạnh phúc ấy thật vô nghĩa.

=> Khổ thơ tả cảnh nhưng ta thấy lòng người đang đợi chờ khắc khoải, da diết.

Khổ thơ 3

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

-Niềm khao khát tình đời, tình người của thi nhân cất lên rõ nhất ở khổ thơ này. Lúc này thế giới đã trở về với thực tại, ngập chìm hoàn toàn ở cõi mơ.

-Chữ “mơ” được đặt ở đầu câu, chơi vơi sau đó là tiếng gọi “khách đường xa” => đầy khắc khoải, mang theo sự chơi vơi hụt hẫng.

-Hình ảnh khách thể xuất hiện trở lại, ngỡ như cứ bước xa dần khỏi vòng tay, đi về một cõi xa xăm, không thể chạm tay tới, chỉ là mờ ảo mà thôi

-Người con gái mang sắc áo trắng tuyệt đối, trinh nguyên vô ngần, nay lại trở nên mờ nhòa, khó giữ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”

=> Không gian trở nên mông lung, lạnh lẽo trong ảo ảnh

-Đọc đến câu cuối, ta nhận ra hóa ra bấy lâu người thi sĩ cũng chỉ mong chờ điều ấy, khao khát điều ấy, đó là tình người, tình đời.

=> Tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ trước ảnh cũ người xưa, khắc học rõ nét nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết cuộc đời và con người.

Giá trị nghệ thuật

đây thôn vĩ dạ

Khi phân tích bài Đây thôn Vĩ Dạ trong chương trình Ngữ văn 11, ta cần chú ý đến các giá trị nghệ thuật sau:

-Lời thơ da diết như trải hết nỗi lòng của nhà thơ

-Trí tưởng tượng phong phú => vẽ ra một bức tranh phong cảnh thôn Vĩ tuyệt đẹp nhưng đến sau cũng rất mờ ảo, lung linh.

-Nghệ thuật so sánh, lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ

-Hình ảnh sáng tạo, hòa quyện giữa thực và ảo

-Bút pháp tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình => nét đặc trưng trong thơ của Hàn Mặc Tử.

Giá trị nội dung

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp và thơ mộng về thôn Vĩ Dạ. Đó là một bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương được tái hiện qua trí nhớ của Hàn Mặc Tử – một người đang ở nơi xa nhưng trái tim hướng về xứ Huế với những nỗi lòng khát khao, hi vọng. Thông qua đó, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu đời, yêu người tha thiết, đau đớn. Nhà thơ nhớ đến mối tình xa xăm, vô vọng.

Tổng kết

đây thôn vĩ dạ

Như vậy, chúng ta vừa phân tích xong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Công Thức Toán Lý Hóa hy vọng đã giúp các bạn đọc hiểu rõ bài thơ hơn cũng như cách phân tích hay nhất. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Tags: bài thơ đây thôn vĩ dạdẫn chứng đây thôn vĩ dạđây thôn vĩ dạđây thôn vĩ dạ dàn ýđây thôn vĩ dạ giáo ánđây thôn vĩ dạ ở đâuđây thôn vĩ dạ soạn vănphân tích bài đây thôn vĩ dạphân tích bài đây thôn vĩ dạ lớp 11tài liệu bài đây thôn vĩ dạ
Thư Anh

Thư Anh

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
ai đã đặt tên cho dòng sông

[Ngữ văn 12] Phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết nhất

Từ ấy

[Ngữ văn 11] Phân tích bài Từ ấy Tố Hữu chuẩn SGK MỚI NHẤT

phân tích bài thơ tràng giang

[Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Tràng Giang (Huy Cận) CHUẨN NHẤT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com