Vội vàng là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu mà chúng ta có cơ hội tìm hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 11 ở mảng thơ mới. 13 câu đầu của bài thơ luôn được lựa chọn nhiều nhất trong các bài thi, bài kiểm tra. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau phân tích đoạn thơ đặc biệt này nhé!
Bạn đang xem bài viết: Phân tích 13 câu đầu bài Vội Vàng
Mục Lục
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Tác giả Xuân Diệu
Nhà thơ Xuân Diệu, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, xuất thân gia đình nhà Nho, nhưng bản thân ông là trí thức Tây học. Quê ông ở Hà Tĩnh, và lớn lên ở Quy Nhơn.
Xuân Diệu được Hoài Thanh mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Ông là nhà thơ đa tài, sáng tác nhiều lĩnh vực khác nhau: thơ, văn xuôi, viết nghiên cứu, phê bình văn học.
Thơ của Xuân Diệu thể hiện đầy đủ ý thức cá nhân của cái tôi thơ mới và lúc nào cũng mang đậm bản sắc riêng:
- Cái tôi tích cực, mãnh liệt, thèm yêu, khát sống
- Cái tôi khao khát tận hưởng tận hiến
- Giọng điệu sôi nổi, vồ vập, cuống quít
Thơ Xuân Diệu biểu biện cho tinh thần lãng mạn. Mỗi tiếng thơ như một cơn lũ cảm xúc tuôn chảy ào ạt, chạm đến lòng người.
Tác phẩm Vội vàng
Bài thơ Vội vàng trích từ tập “Thơ thơ” (1938), là tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu. Tập thơ dạt dào như tâm hồn trẻ của ông, lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, muốn cống hiến cho cuộc đời.
Đây cũng là tập thơ thể hiện quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu với hình thức thơ mới.
Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (13 câu đầu): tình yêu tha thiết đối với cuộc sống chốn trần thế
- Phần 2( từ câu 14 đến hết câu 30): quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
- Phần 3( phần còn lại): lời giục giã sống vội vàng.
Xem thêm: [Ngữ văn 11] Phân tích bài thơ Thương vợ chuẩn SGK
Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề Vội vàng chứa đứng một tâm thế sống, triết lí sống. Tâm thế đó được giãi bày thành hình tượng cái tôi, thành giọng thơ, hơi thơ và mạch cảm xúc tuôn chảy, cùng với hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống đầy tươi đẹp qua con mắt của nhà thơ Xuân Diệu.
Đoạn thơ 13 câu đầu
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Dàn ý phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng
Khao khát lưu giữ vẻ đẹp thiên nhiên của thi nhân
Mở đầu bài thơ là những khao khát lạ lùng ta chưa từng thấy trong văn học:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”.
=> Khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” => muốn đoạt quyền tạo hóa để làm ngừng lại sự chuyển biến của thiên nhiên “đừng nhạt mất” “đừng bay đi”
-Nắng, gió ở đây chỉ mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm, cũng là biểu hiện cho khoảng tuổi trẻ của mỗi con người.
=> Tuy nhiên, đây là sự tuần hoàn của vạn vật, là quy luật tự nhiên nên ước muốn của nhà thơ cũng chỉ là mong muốn nhỏ nhoi mà chắc chắn không thể thành hiện thực.
Nhà thơ muốn tắt nắng, buộc gió là vì ông đang muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất.
– Điệp cấu trúc: “Tôi muốn… để” kết hợp với động từ mạnh “tắt”, “buộc”, nhịp thơ dồn dập => thể hiện khao khát mãnh liệt, hối hả, muốn định đoạt sự sống của tự nhiên, muốn nắm giữ mãi những vẻ đẹp của tạo hóa. Tắt nắng, buộc gió thì vẻ đẹp màu xuân ấy sẽ vẫn còn mãi, không bị phai nhạt, cũng giống như nắm giữ mãi tuổi trẻ đôi mươi trong xanh, không phai tàn theo thời gian.
=> Khao khát sống thật mãnh liệt, cái tôi thật cháy bỏng, ước muốn tuy phi lí nhưng cũng rất hợp lí. Chỉ vì quá yêu cái đẹp của mùa xuân, cái tươi mới này mà nhà thơ muốn lưu giữ để tiếp tục tận hưởng vẻ đẹp của tạo hóa.
Ở 4 câu đầu, ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống của nhà thơ, một Xuân Diệu rất khát sống, rất mãnh liệt khi nói đến những ước muốn thật phi thường mà có lẽ nhiều người cho rằng đó là mơ mộng hảo huyền.
Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp
Sau những ước muốn lạ thường, Xuân Diệu mang đến cho người đọc một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp qua cái nhìn của một nhà thơ yêu đời da diết.
-Nhịp thơ đã thay đổi rõ rệt => nếu 4 câu đầu với nhịp thơ nhanh, mạnh thì đến với 9 câu tiếp theo, nhịp thơ như chậm rãi hơn, nhẹ nhàng hơn, đúng với tâm hồn của một người đang say sưa tận hưởng mọi vẻ đẹp đất trời.
-Bức tranh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp qua sự miêu tả của Xuân Diệu:
+Ong, bướm đang thời kì làm mật
+Hoa của đồng nội xanh rì -> “xanh rì”: thiên nhiên mùa xuân non xanh, tràn đầy sức sống.
+Cành tơ phơ phất => chuyển động thật nhẹ nhàng
+Khúc hót của yến anh làm say mê lòng người
+Ánh sáng chớp hàng mi, thần vui => nét gợi cảm của mùa xuân
=> Cách miêu tả bằng một loạt biện pháp tu từ nhân hoá khiến người đọc tưởng tượng ra một vườn xuân thật mộng mơ, lãng mạn. Vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc.
–Điệp từ “này đây” được lặp đi lặp lại 5 lần => vang lên như một khúc ca vui tươi.
–Điệp từ “của” -> mang tính chất kết nối làm cho bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, lại thêm phần phong phú, tươi xanh.
=> Đối với Xuân Diệu, bức tranh đẹp nhất ngay lúc này chính là bức tranh trần gian, không đâu có thể sánh bằng. Xuân Diệu dường như ngơ ngàng, vui sướng với vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời. Cuộc sống mùa xuân đang hiện ra trước mắt như một bữa tiệc trần gian gọi mời con người tận hưởng.
*Ở đây ta bắt gặp một quan niệm nhân sinh mới mẻ của thi nhân: con người là chuẩn mực cho các đẹp của tự nhiên. Điều này hoàn toàn ngược lại với những quan niệm trước đây, khi những nhà văn nhà thơ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp của con người. Chính vì vậy mà ban đầu tư tưởng mới mẻ của Xuân Diệu gặp khá nhiều ý kiến trái chiều.
Nhà thơ sáng tạo những hình ảnh hoàn toàn độc đáo, chưa từng thấy xuất hiện trức đây: “Và đây ánh sáng chớp … cặp môi gần” => Thi sĩ so sánh mùa xuân như một cặp môi gần của thiếu nữ => sự hấp dẫn, sự tươi trẻ của thiên nhiên.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” -> nghệ thuật ẩn chuyển đổi cảm giác -> nét mới trong thơ mới mà Xuân Diệu tiếp thu từ thơ ca tượng trưng Pháp.
=> Quan niệm sâu sắc của nhà thơ Xuân Diệu được thể hiện thật sự rõ nét, chạm đến lòng người đọc. Chính vì bức tranh trần thế tuyệt đẹp ấy mà ngay từ đầu, ông đã có những mong muốn thật táo bạo “tắt nắng” “buộc gió”.
Tâm trạng của thi sĩ
Đang say sưa tận hưởng vẻ đẹp trần thế, người thi sĩ vui sướng vô cùng và reo lên:
“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
=> Câu thơ bị ngắt làm hai chính là niềm vui không trọn vẹn. Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao, sẽ vụt mất trong thoáng chốc nữa thôi.
=> Đây cũng là dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người. Chính vì vậy mà tác giả muốn sống vội vàng, muốn cuống quít và vồ vập.
=> Những cảm quan tinh tế về thời gian.
=> Hai câu thơ như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn.
Giá trị nghệ thuật
Về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ đầu bài thơ Vội vàng trong chương trình Ngữ văn lớp 11, tác giả sử dụng:
-Giọng thơ thay đổi linh hoạt, lúc nhanh mạnh, lúc nhẹ nhàng tạo nên những mạch cảm xúc khác nhau với những tâm trạng khác nhau
-Điệp từ “này đây” “của” vẽ nên một bức tranh trần thế tuyệt đẹp
-Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh tế
Giá trị nội dung
Nhà thơ Xuân Diệu đã cho thấy được sự nổi bật của nét thơ mới ngay trong 13 câu đầu bài thơ Vội vàng. Ta thấy được một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, khát sống thật mãnh liệt, một sự thức tỉnh bản thân hãy sống nhanh, sống vội vàng để tận hưởng hết cái đẹp, để tuổi trẻ này không trôi qua một cách lãng phí
Tổng kết
Như vậy, congthuctoanlyhoa.com đã đưa ra bài phân tích cụ thể, chi tiết 13 câu đầu bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu). Chúc các bạn sẽ có những bài viết thật hay và đạt điểm cao!