Cùng congthuctoanlyhoa khám phá Lý thuyết Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng chi tiết, đầy đủ nhất 2023. Bài viết cung cấp cho các em cái nhìn sâu sắc về cách nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng, và các phương pháp giải của nó. Bài viết này sẽ hỗ trợ cho các em trong việc học tốt môn Vật lý lớp 7.
TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
⇨ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng
Nhận biết ánh sáng
– Các trường hợp mắt ta nhận biết được có ánh sáng:
+ Ban đêm, đứng trong phòng đóng kín cửa, mở mắt, bật đèn.
+ Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.
– Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt ta.
=> Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền tới mắt ta.
Nguồn sáng và vật sáng
– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,…
– Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày…
Chú ý:
+ Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.
+ Ta có thể nhận biết vật đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.
Ví dụ: Những chiếc chai nhựa màu đen không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng. Ta nhìn thấy những chiếc chai nhựa màu đen đó vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác (ghế, chậu cây, bức tường…)
Sơ đồ tư duy về nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Điều kiện nhìn thấy vật
Để nhìn thấy được một vật cần phải có hai điều kiện:
– Phải có ánh sáng từ vật đó phát ra.
– Ánh sáng từ vật phát ra đó phải truyền được đến mắt ta.
Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì ta không thể nhìn thấy được vật.
2. Nhận biết, phân biệt nguồn sáng và vật sáng
a) Nhận biết
* Nguồn sáng
Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể xếp thành hai loại nguồn sáng:
– Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, núi lửa đang hoạt động, con đom đóm…
– Nguồn sáng nhân tạo: Bếp ga đang cháy, que diêm đang cháy…
* Vật sáng
Ta có thể chia vật sáng thành hai loại:
– Nguồn sáng.
– Vật hắt lại ánh sáng: Những vật không tự phát ra ánh sáng nhưng hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó.
b) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
* Giống nhau:
Cả nguồn sáng và vật sáng đều có ánh sáng từ nó phát ra.
* Khác nhau:
– Nguồn sáng: Là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
– Vật sáng: Có thể là những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng khi được nguồn sáng khác chiếu vào.
Vậy là các em đã tìm hiểu xong bài học về Lý Thuyết Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng và các phương pháp giải. Mong các em sẽ học ngày càng tốt hơn nữa môn Vật Lý 7.