Như chúng ta đã biết, mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo xung quanh ta đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy các chất đó được tạo ra từ đâu? Đáp án cho câu hỏi này sẽ được bật mí trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng bắt tay vào học ngay nhé!
Bạn đang xem bài viết: Nguyên tử
Mục Lục
Nguyên tử là gì?
– Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất. Đường kính khoảng 10-8 cm
– Nguyên tử gồm:
+ 1 hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm (Kí hiệu: e; điện tích: -1; khối lượng 9,1095.10-28g)
– Tổng điện tích dương của hạt nhân bằng tổng điện tích âm của các eletron
Hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi các hạt proton và nơtron
Hạt proton
- Kí hiệu: p
- Điện tích: +1
- Khối lượng: 1,6726.10-24 g
Hạt nơtron
- Kí hiệu: n
- Điện tích: không mang điện
- Khối lượng: 1,6726.10-24 g
Lưu ý:
- số p = số e
- Khối lượng nguyên tử ≈ khối lượng hạt nhân
- Hiđro chỉ có duy nhất một hạt proton.
Xem thêm: [Hóa học 8] Hóa trị là gì? Lý thuyết và bài tập hóa trị đầy đủ nhất
Lớp electron
– Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, mỗi lớp có một số electron nhất định.
+ Lớp 1: có tối đa 2e
+ Lớp 2, 3, 4… tối đa 8e
– Số lớp e của nguyên tử:
H2: 1 (1e) → 1e ngoài cùng
O2: 2 (8e) → 6e ngoài cùng
Na: 3 (11e) → 1e ngoài cùng
– Khối lượng ntử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua).
Các dạng bài tập Nguyên tử
Trong chương trình Hóa học 8, chúng ta thường gặp các dạng bài tập về Nguyên tử sau:
Tính khối lượng của nguyên tử
Phương pháp làm bài:
– Ta có khối lượng của 1 hạt proton là 1,6726 . 10-24 g
Khối lượng của 1 hạt notron là 1,675 . 10-24 g, khối lượng của 1 hạt electron là 9,1 . 10 -28 g
Gọi mp, mn, me lần lượt là khối lượng của proton, notron, electron
=> m nguyên tử = mp + mn + me
Bài tập ví dụ: Một nguyên tử nhôm (Al) có 13 proton, 13 electron và 14 notron. Hãy xác định khối lượng của một nguyên tử nhôm là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Ta có mp = 13 . 1,6726 . 10-24 = 2,174.10-23 = 21,74.10-24 g
mn = 14 . 1,675 . 10-24 = 2,345.10-23 = 23,45.10-24 g
me = 13 . 9,1 . 10-28 = 1,183 . 10-26 = 0,01183 . 10-24 g
=> mp + mn + me = 21,74.10-24 + 23,45.10-24 + 0,01183 . 10-24 = 45,201 . 10-24 g
Xác định số proton, notron và số electron
Phương pháp làm bài:
– Ta có số p = số e (1)
Gọi số p, số e, số n lần lượt là p, e, n
=> Tổng số hạt có trong X là: p + e + n (2)
Từ (1) và (2) => Tổng số hạt có trong X là 2p + n
Kết hợp với các dữ kiện trong đề bài để giải hệ phương trình => số p, n , e
Bài tập ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. X có số proton là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Ta có tổng số hạt = p + e + n = 2p + n = 40 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12
=> p + e – n = 2p – n = 12 (2)
Từ (1) và (2) => p = 13; n = 14
Số proton có trong X bằng 13.
Xác định, viết sơ đồ cấu tạo của một nguyên tử
Phương pháp làm bài:
– Ta dùng đường tròn để biểu diễn sơ đồ electron. Mỗi vòng tròn là một lớp electron.
Người ta qui ước số electron có trong một lớp:
– Lớp thứ nhất chứa tối đa 2 electron
– Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron…
Mỗi electron được biểu thị bằng một dấu tròn đậm.
Bài tập ví dụ: Cho sơ đồ hình vẽ như sau:
a, Hãy chỉ ra số proton, số electron
b, Số lớp electron, số e lớp ngoài cùng
Hướng dẫn:
a, Số proton = số electron = 20
b, Chất này có số lớp e là 4, và có 2 electron lớp ngoài cùng.
Tổng kết
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong được toàn bộ nội dung bài học Nguyên tử hôm nay. Công Thức Toán Lý Hóa cũng đã liệt kê một số bài tập để củng cố kiến thức, các bạn đừng quên luyện tập thật nhiều nhé! Chúc các bạn học tập thật tốt!