Bài học hôm nay đề cập đến hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị giữa các nguyên tố hóa học. Ngoài ra, công thức tính nguyên tử khối, định nghĩa thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối trung bình,…sẽ được giải đáp chi tiết.
Xem thêm: [Hóa học 10] Mẹo học Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học DỄ NHỚ
Mục Lục
Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Ở chương trình Hóa học 10, ta sẽ được học khái quát về khái niệm hạt nhân nguyên tử, và sẽ gặp lại khái niệm này nhưng ở mức chuyên sâu hơn ở chương trình Hóa học 12
Điện tích hạt nhân
- Hạt nhân nguyên tử gồm proton và nơtron.
- Nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
- Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e.
Ví dụ: Oxi có 8p và 8e ⇒ Z (O) = 8.
Số khối
- Số khối (A) của hạt nhân là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N) của hạt nhân đó.
A = Z + N
- Khi biết Z, A của một nguyên tố sẽ biết được số proton, electron, nơtron của nguyên tử.
Ví dụ: Nguyên tử Nhôm (Al), có Z=13 và N=14
⇒ Số khối A = 13 + 14 = 27
Nguyên tố hóa học
Định nghĩa nguyên tố hóa học
- Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
- Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.
Số hiệu nguyên tử
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
- Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết:
- Số p trong hạt nhân nguyên tử
- Số e trong nguyên tử
Ký hiệu nguyên tử
- Số khối (A) và số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) được coi là đặc trưng cơ bản của nguyên tử.
- Kí hiệu nguyên tử được biểu thị bằng cách ghi các chỉ số đặc trưng bên trái kí hiệu nguyên tố X với A ở phía trên và Z ở phía dưới.
Đồng vị
- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.
- Ví dụ
Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử đồng vị của nguyên tố Hydro (Nguồn: Internet)
Xem thêm: [Hóa học 10] Cấu hình electron là gì? Cách vẽ cấu hình electron CỰC DỄ HIỂU
Nguyên tử khối và Nguyên tử khối trung bình
Nguyên tử khối
- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử
- Công thức:
- Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
Nguyên tử khối trung bình
Bài tập minh họa
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là:
Giải
Tổng số hạt là 40 ⇒ e + p + n = 40 ⇔ 2p + n = 40 (1)
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Trong đó hạt mang điện là p và e; hạt không mang điện là notron. Ta có:
e + p – n = 12 ⇔ 2p – n = 12 (2)
Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình
Số khối A = p + n + 13 + 14 = 27
Bài 2: Nguyên tố Cu có 2 đồng vị bền là
Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Tỉ lệ % của 2 đồng vị bền lần lượt là:
Giải
Tổng kết
Vậy là ta đã kết thúc bài học về Hạt nhân nguyên tử và Nguyên tố hóa học cùng các công thức tính nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài học tiếp theo tại congthuctoanlyhoa.com.