Axit Sunfuric (H2SO4) là loại axit vô cùng quen thuộc trong chương trình hóa học phổ thông. Bài viết dưới đây tổng hợp toàn bộ lý thuyết và bài tập về loại hợp chất quen thuộc này!
Mục Lục
Axit sunfuric là gì?
Axit sunfuric – H2SO4, là một chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3). Nó là một axit vô cơ mạnh và khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.
Đặc biệt, hoàn toàn không tìm thấy H2SO4 tinh khiết trên Trái Đất, do áp lực rất lớn giữa axit sunfuric và nước. Ngoài ra, axit sunfuric là thành phần của mưa axit, được tạo thành từ đioxit lưu huỳnh trong nước bị oxi hoá, hay là axit sunfuric bị oxi hoá.
Công thức phân tử: H2SO4
Axit sunfuric có 2 loại: axit sunfuric đặc và axit sunfuric lỏng
Tính chất của axit sunfuric
Tính chất vật lý
H2SO4 đặc hay lỏng đều có điểm chung tồn tại dưới dạng chất lỏng, không màu, không mùi và không vị.
H2SO4 lỏng có đặc tính là khó bay hơi và tan vô hạn trong nước. Còn H2SO4 đặc nổi bật với khả năng hút nước rất mạnh và tỏa nhiều nhiệt. Vì vậy, không nên cho nước vào axit mà chỉ được phép cho axit vào nước. Để đánh trường hợp bị bỏng xảy ra khi nước tác dụng với axit. Và H2SO4 còn có thể pha loãng ra để trở thành H2SO4 lỏng.
Bạn đang đọc bài viết: [Hóa học 9] Axit sunfuric là gì? Trọn bộ lý thuyết và cách giải bài tập
Tính chất hóa học
1. Axit sunfuric loãng (H2SO4 loãng)
- H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit:
a) Axit sunfuric loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
b) Axit sunfuric lãng tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) → muối sunfat (trong đó kim loại có hóa trị thấp) + H2↑
– PTPƯ: H2SO4 loãng + Kim loại → Muối + H2↑
Ví dụ: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
* Lưu ý:
- nH2 = nH2SO4
- mmuối = mkim loại + mH2SO4 – mH2 = mkim loại + 96nH2
c) Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O
– PTPƯ: H2SO4 loãng + Oxit bazo → Muối + H2O
Ví dụ: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
* Lưu ý:
- nH2SO4 = nH2O = nO (trong oxit)
- mmuối = moxit + mH2SO4 – mH2O = moxit + 98nH2SO4 – 18nH2O = moxit + 80nH2SO4 = moxit + 80n(O trong oxit)
d) Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ → muối + H2O
– PTPƯ: H2SO4 loãng + Bazo → Muối + H2O
Ví dụ: H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
– Phản ứng của H2SO4 với Ba(OH)2 hoặc bazơ kết tủa chỉ tạo thành muối sunfat.
Ví dụ: Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4↓ + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
e) Axit sunfuric loãng tác dụng với muối → muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + axit mới
– PTPƯ: H2SO4 loãng + Muối → Muối mới + Axit mới
Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
* Lưu ý: Thường dùng phương pháp tăng giảm khối lượng khi giải bài tập về phản ứng của axit sunfuric với muối.
2. Axit sunfuric đặc (H2SO4 đặc)
* Số oxi hóa của mà lưu huỳnh (S) có thể có là: -2 ; 0 ; +4 ; +6. Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên → H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.
a) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại
– Thí nghiệm: Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc
– Hiện tượng: dung dịch chuyển sang màu xanh và khí bay ra có mùi sốc.
– Phương trình hóa học:
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
– H2SO4 đặc, nóng tác dụng với các kim loại khác
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S↑ + 4H2O
* Lưu ý:
– Trong các bài tập vận dụng, kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc thường gặp nhất là tạo khí SO2, khi giải thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố:
- ne = nkim loại.(hóa trị)kim loại = 2nSO2
- nH2SO4 phản ứng = 2nSO2
- mmuối = mkim loại + 96nSO2
– H2SO4 đặc nguội thụ động (không phản ứng) với Al, Fe và Cr.
– H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối (trong đó kim loại có hóa trị cao) + H2O + SO2↑ (S, H2S).
– Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.
b) Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2↑
– PTPƯ: H2SO4 đặc + Phi kim → Oxit phi kim + H2O + SO2↑
S + 2H2SO4 → 3SO2↑ + 2H2O
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2↑
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2↑ + 2H2O
c) Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác
– PTPƯ: H2SO4 đặc + chất khử (FeO, FeSO4) → Muối + H2O + SO2↑
2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O
d) Tính háo nước của axit sunfuric
– Thí nghiệm: Cho H2SO4 đặc vào cốc đựng đường
– Hiện tượng: Đường chuyển sang màu đen và sôi trào
– Phương trình hóa học:
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4 .11H2O
Xem thêm kiến thức: [Hóa học 9] Trọn bộ lý thuyết và bài tập canxi oxit, lưu huỳnh đioxit
Ứng dụng của axit sunfuric
Trong sản xuất công nghiệp
Mỗi năm có khoảng 160 triệu tấn H2SO4, trong đó nổi bật khi được sử dụng trong các ngành sản xuất luyện kim 2%, phẩm nhuộm 2%, chất dẻo 5%, chất tẩy rửa 14%, giấy, sợi 8%…
- Axit sunfuric được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất kim loại như sản xuất đồng, kẽm và dùng trong làm sạch bề mặt thép và dung dịch tẩy gỉ.
- Ngoài ra, axit sunfuric còn được sử dụng để sản xuất nhôm sunfat (ví dụ như phèn làm giấy). Sản xuất các loại muối sunfat, tẩy rửa kim loại trước khi mạ, chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc nhuộm, sản xuất dược phẩm.
- Hỗn hợp axit với nước được dùng để làm chất điện giải trong hàng loạt các dạng ắc quy, axit chì…
Trong phòng thí nghiệm
Điều chế các axít khác yếu hơn: HNO3, HCL
Trong xử lý nước thải
Sản xuất nhôm hidroxit là chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý nước để lọc các tạp chất, cũng như cải thiện mùi vị của nước, trung hòa pH trong nước, và sử dụng để loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước thải.
Trong sản xuất phân bón
Axít sulfuric (60% sản lượng toàn thế giới) chủ yếu được sử dụng là trong sản xuất axít phốtphoric, là chất được sử dụng để sản xuất các loại phân photphate, canxi dihydrogen photphat, amoni photphate, và cũng dùng để sản xuất Amoni sunfat.
Ứng dụng khác của Axit sunfuric
Sản xuất nhôm sunfat, được biết đến như là phèn làm giấy. Nó có thể phản ứng với một lượng nhỏ xà phòng trên các sợi bột giấy nhão để tạo ra cacboxylat nhôm dạng giêlatin, nó giúp làm đông lại các sợi bột giấy thành bề mặt cứng của giấy.
Cách giải các dạng toán liên quan đến axit sunfuric
Trong chương trình Hóa học 9, có các dạng toán liên quan đến axit sunfuric sau đây:
1. Kim loại tác dụng với dd H2SO4 loãng
Phương trình phản ứng: xM + yH2SO4 -> Mx(SO4)y + yH2
*Nhận xét: – Số mol gốc sunfat = Số mol H2 và số mol H2SO4 = số mol H2
– Cho m gam hỗn hợp nhiều kim loại hoạt động tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 duy nhất ở đktc. Nếu bài toán cần tính b gam khối lượng muối sunfat thu được thì áp dụng nhanh công thức :
b= mmuối = mKl + m SO42- = mKl + 96.nH2 (1)
2. Kim loại (hoặc hỗn hợp oxit kim loại) phản ứng với axit H2SO4
Phản ứng : M + H2SO4 -> Mx(SO4)y + SO2, S, H2S + H2O
( Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội)
* Nhận xét : – Số mol H2SO4(môi trường)= số mol gốc SO42- trong muối Mx(SO4)y=1/2 (số eletron trao đổi x số mol sản phẩm khử).
– Số mol H2SO4 ( đóng vai trò chất oxi hoá) = số mol nguyên tử S trong sản phẩm khử.
– Số mol H2SO4 tác dụng = số mol H2SO4(môi trường) + số mol H2SO4 đóng vai trò chất oxi hoá.Cụ thể:
SO42- + 4H+ + 2e -> SO2 + 2H2O
SO42-+ 8H+ + 6e -> S + 4H2O
SO42-+ 10 H+ + 8e -> H2S + 4H2O
a. Tìm khối lượng muối:
A + H2SO4(đặc) -> A2(SO4)n+ sp khử (S, SO2, H2S) + H2O
mmuối= mKLp/ư + (6nS +2nSO2 + 8nH2S). 96/2 (1)
b. Tìm số mol axit phản ứng:
A + H2SO4(đặc) -> A2(SO4)n+ sp khử (S, SO2, H2S) + H2O
nH2SO4= 4nS +2nSO2 + 5nH2S (2)
c. Tìm sản phẩm khử:
A A2(SO4)n
B + H2SO4 đặc -> B2(SO4)m + sp khử Sx (SO2, S, H2S )
C C2(SO4)p
Áp dụng định luật bảo toàn eletron ta có:
n.nA + m.nB + p.nC = 8nH2S + 6nS + 2.nSO2 ( 9)
Vậy iKL= số oxi hoá cao nhất của kim loại , ispk= (6-x) => iSO2=2; iH2S =8; iS = 6
Do đó:
iAnA + iBnB + icnC= 8nH2S + 6nS + 2.nSO2 (9)
Tổng kết
Hi vọng thông qua bài viết trên của congthuctoanlyhoa.com, các bạn đã có thể nắm vững được kiến thức lý thuyết cũng như cách giải bài tập liên quan đến axit sunfuric (H2SO4).