Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
  • Trang Chủ
  • Công thức Toán học
    • Công thức Toán lớp 8
      • Đại số lớp 8
      • Hình học lớp 8
    • Công thức Toán lớp 9
      • Đại số lớp 9
      • Hình học lớp 9
    • Công thức Toán lớp 10
      • Đại số lớp 10
      • Hình học lớp 10
    • Công thức Toán Lớp 11
      • Đại số lớp 11
      • Hình học lớp 11
    • Công thức Toán Lớp 12
      • Đại số lớp 12
      • Hình học lớp 12
  • Công thức Vật Lý
    • Công thức Vật Lý 8
    • Công thức Vật Lý 9
    • Công thức Vật Lý 10
    • Công thức Vật Lý 11
    • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Hóa học
    • Công thức Hóa học 8
    • Công thức Hóa học 9
    • Công thức Hóa học 10
    • Công thức Hóa học 11
    • Công thức Hóa học 12
  • Ngữ Văn
    • Ngữ Văn lớp 9
    • Ngữ Văn Lớp 10
    • Ngữ Văn Lớp 11
    • Ngữ Văn Lớp 12
Công Thức Toán Lý Hóa
Trang Chủ Ngữ Văn Ngữ Văn Lớp 12

[Ngữ văn 12] Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, gợi ý mở bài, kết bài

Vi Tường Bởi Vi Tường
Tháng Tám 10, 2022
Trong Ngữ Văn Lớp 12, Ngữ Văn
0
bài thơ đất nước nguyễn khoa điềm
0
Chia Sẻ
22
Lượt Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bài viết phân tích chi tiết bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, từ đó làm bật lên những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này.

Bạn đang đọc bài viết: [Ngữ văn 12] Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, gợi ý mở bài, kết bài

Mục Lục

  • Sơ lược bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
    • Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
    • Tác phẩm Đất nước
  • Hướng dẫn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
    • Phần 1: Nét riêng biệt trong cảm nhận của tác giả về đất nước
    • Phần 2: Tư tưởng đất nước là của nhân dân
  • Dạng đề thi và gợi ý mở bài, kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
    • Các dạng đề thi
    • Gợi ý mở bài và kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
      • Mở bài
      • Kết bài

Sơ lược bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử

Nguyễn Khoa Điềm sinh tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân sinh của ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương (tỉnh Hải Dương cũ nay là Hải Phòng).

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, ông vào miền Nam hoạt động cách mạng.

Hiện nay ông đã nghỉ hưu và sinh sống tại thành phố Huế.

Quan điểm nghệ thuật

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Vì ông là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh với Mỹ thế nên thơ của ông rất chân thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình.

Là một người có ý thức và trách nhiệm với đất nước, thế nên những câu thơ ông sáng tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người công dân, người lính với đất nước.

chân dung nhà thơ nguyễn khoa điềm

Tác phẩm Đất nước

Nguồn gốc hoàn cảnh ra đời

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được trích trong tập thơ Trường ca khát vọng sáng tác cuối năm 1971 tại chiến khu Bình Trị Thiên – đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

Ý nghĩa nhan đề Đất nước

Nhan đề đoạn trích trong sách giáo khoa được đặt là “Đất Nước” nhằm nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến: Đất nước.
Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: “Đất Nước của Nhân Dân”. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân.

Bố cục bài thơ

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được chia thành 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Những nét riêng đặc biệt trong cảm nhận của tác giả về đất nước.

+ Phần 2 (từ tiếp theo đến hết): Tư tưởng đất nước là của nhân dân.

Xem thêm: [Ngữ văn 12] Bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) – Phân tích chi tiết dễ hiểu theo bộ GD

Hướng dẫn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Phần 1: Nét riêng biệt trong cảm nhận của tác giả về đất nước

Tác giả phân tích đất nước dựa trên các cảm nhận sâu sắc, riêng biệt của chính bản thân mình. Cảm nhận đất nước từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian, từ tư tưởng đất nước là của nhân dân. Cụ thể:

1. Cảm nhận đất nước dựa trên lịch sử, văn hóa, văn học theo cả không gian và thời gian

  • Phân tích đất nước có từ bao giờ

– “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”: chính điều này khiến chúng ta tò mò về sự xuất hiện của đất nước và muốn đi tìm nguồn cội của mình.

– Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị:

+ “Ngày xửa ngày xưa” – gợi nhớ đoạn mở đầu trong các mẩu chuyện dân gian xưa cũ,

+ “Miếng trầu” – gợi nhớ phong tục ăn trầu của người Việt.

+ “Tóc mẹ … bới sau đầu”: thói quen búi tóc gọn gàng sau đầu của những người phụ nữ Việt

+ “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống tâm lý yêu thương của dân tộc.

+ “Cái kèo cái cột thành tên”: Đất nước có từ những công việc lao động hằng ngày của con người; người xưa thường có thói quen đặt tên con đơn giản, dễ nhớ và cũng dễ nuôi.

+ “Một nắng hai sương”: Nhân dân ta cũng trải qua quá trình kháng chiến ác liệt và lao động vất vả để làm nên đất nước.

=> Nguyễn Khoa Điềm có cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cội nguồn đất nước trên cảm nhận đa chiều khác nhau.

  • Phân tích đất nước là gì

– Trên phương diện địa lí:

+ Tách hai yếu tố “đất” và “nước” riêng biệt.

+ “Nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; “nơi em đánh rơi … thương thầm”: Đất nước gắn với không gian sinh hoạt quen thuộc, bình dị của mỗi người.

+ “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”: Đất nước là nơi không gian trù phú cho vạn vật sinh sôi, nảy nở và còn là không gian sinh tồn cho thế hệ.

– Đất nước trên chiều dài lịch sử:

+ “Đất là nơi chim về … bọc trứng”: Nói về quá khứ đất nước là nơi thật sự thiêng liêng và gắn liền với các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại.

+ Trong hiện tại thì đất nước in sâu trong tâm khảm của mỗi con người, mọi người gắn kết cùng nhau tạo nên một tổng thể hài hòa, lớn mạnh.

+ Trong tương lai thì thế hệ trẻ hôm nay sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ vững bền và phồn vinh..

– “Phải biết gắn bó … san sẻ”: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức và trách nhiệm đóng góp, hy sinh để để xây dựng và bảo vệ đất nước.

=> Đất nước hiện lên bình dị, thân thuộc mà vô cùng thiêng liêng và trường tồn mãi mãi.

đất nước

Phần 2: Tư tưởng đất nước là của nhân dân

– Thiên nhiên với những địa danh của đất nước đều có một lịch sử riêng không chỉ do tạo hóa ban tạo mà còn được hình thành từ cuộc đời của mỗi người:

+ Từ câu chuyện về tình nghĩa yêu thương đôi lứa – vợ chồng, son sắt, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”.

+ Từ tinh thần dũng cảm, yêu nước, luôn đấu tranh trong quá trình hình thành, xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà có những ao đầm, di tích lịch sử.

+ Từ truyền thống hiếu học dân tộc từ nhỏ mà có những “núi Bút non Nghiên”.

– Chính nhân dân đã tạo nên lịch sử oai hùng 4.000 năm:

+ Chính những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn chất chứa tình yêu nước nồng nàn, đôn hậu.

+ Những con người vô danh làm nên lịch sử.

– Nhân dân sáng tạo ra và giữ gìn những nét đẹp về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”.

=> Đất nước này là do nhân dân tạo ra và gìn giữ, bảo vệ từ đời này qua đời khác.

đất nước

Dạng đề thi và gợi ý mở bài, kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Trong chương trình Ngữ văn 12, đối với bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì có các dạng đề thi sau:

Các dạng đề thi

Dạng 1: Cảm nhận về đoạn trích trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Một số đoạn trích cần lưu ý:

  • Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi… Đất nước có từ ngày đó
  • Đất là nơi anh đến trường… Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ
  • Trong anh và em hôm nay… làm nên đất nước muôn đời
  • Em ơi em hãy nhìn rất xa…. đất nước của ca dao thần thoại

Dạng 2: Nghị luận ý kiến bàn về bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Ví dụ: Bàn về đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác.

Dạng 3: So sánh đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm với đoạn thơ khác

So sánh đoạn thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm với đoạn thơ trong bài Sóng, Việt Bắc, Tây Tiến, so sánh với bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi… Một vài ví dụ:

  • Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm với hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
  • Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hẹn hò
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
(Đất Nước – Trích Trường ca mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

“Con sóng dưới lòng sâu
Con song trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
( Sóng – Xuân Quỳnh)

Dạng 4: Liên hệ thực tế

Đề bài cho cảm nhận đoạn trích, sau đó yêu cầu liên hệ tới trách nhiệm của thanh niên trong tình hình biển đảo hiện nay, hoặc liên hệ tới lòng yêu nước, nghĩa vụ với đất nước,…

Đề bài: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:

“Em ơi em đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
(Mặt đường khát vọng)

Hãy viết một bài văn nghị luận để trình bày suy nghĩ của mình về vấn trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước hiện nay.

Gợi ý mở bài và kết bài bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mở bài

Bài 1: 

Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Bài 2:

Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên một “đất nước hình tia chớp” trong thơ Trần Mạnh Hảo hay một đất nước như “bà mẹ sớm chiều gánh nặng nhẫn nại nuôi con một đời im lặng” trong thơ Tố Hữu. Nhắc đến đề tài Đất nước trong văn học cách mạng sẽ thật là không đầy đủ nếu như ta không nhắc đến Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong Trường ca mặt đường khát vọng với tư tưởng nhân văn tiến bộ: “Đất nước của nhân dân”.

Kết bài

Bài 1: 

Bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cách lí giải đất nước độc đáo của tác giả. Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào, trân trọng sâu sắc của tác giả dành cho Tổ quốc mình. Đoạn thơ rất thành công với thể thơ tự do mỗi câu như một cảm xúc trào dâng từ đáy lòng thi sĩ. Nhà thơ đã vận dụng thành cồn những chất liệu văn hóa văn học dân gian. Và khi kết thúc những câu thơ ấy, trong lòng người đọc cũng xuất hiện hình ảnh đất nước vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi và biết bao mến thương.

Bài 2: 

Thật vậy, nhân dân chính là chủ nhân của đất nước. Bởi vậy đất nước này phải thuộc về nhân dân. Tư tưởng của tác giả rất tiến bộ, rất đời thường và rất sâu sắc. Như vậy, Nguyễn Khoa Điềm bằng những lý lẽ và dẫn chứng đầy thuyết phục đã khẳng định được vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đất nước trong cuộc sống của mỗi con người. Gấp trang sách lại nhưng những hình ảnh về đất nước vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc.

Tổng kết

Thông qua bài viết này, congthuctoanlyhoa.com hi vọng bạn đọc đã nắm vững được kiến thức về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và cả những ý nghĩa thiêng liêng của nó.

Tags: bài thơ đất nướcđất nướcđất nước của nguyễn khoa điềmđất nước nguyễn khoa điềmkết bài đất nướcmở bài đất nướcphân tích bài thơ đất nướcphân tích đất nước
Vi Tường

Vi Tường

Liên QuanBài Viết

phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com
Ngữ Văn lớp 9

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
Bài Viết Tiếp Theo
phan tich bai tho To long

[Ngữ văn 10] Phân tích bài thơ Tỏ lòng chuẩn CHUYÊN VĂN

Vội vàng

[Ngữ văn 11] Phân tích 13 câu đầu bài Vội Vàng Xuân Diệu MỚI NHẤT

[Ngữ văn 12] Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn chuẩn SGK

[Ngữ văn 12] Phân tích Sóng của Xuân Quỳnh ngắn gọn chuẩn SGK

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên mục Hot

  • Công thức Hóa học
  • Công thức Hóa học 10
  • Công thức Hóa học 11
  • Công thức Hóa học 12
  • Công thức Hóa học 8
  • Công thức Hóa học 9
  • Công thức Toán học
  • Công thức Toán lớp 10
  • Công thức Toán Lớp 11
  • Công thức Toán Lớp 12
  • Công thức Toán lớp 8
  • Công thức Toán lớp 9
  • Công thức Vật Lý
  • Công thức Vật Lý 10
  • Công thức Vật Lý 11
  • Công thức Vật Lý 12
  • Công thức Vật Lý 8
  • Công thức Vật Lý 9
  • Đại số lớp 10
  • Đại số lớp 11
  • Đại số lớp 12
  • Đại số lớp 8
  • Đại số lớp 9
  • Hình học lớp 10
  • Hình học lớp 11
  • Hình học lớp 12
  • Hình học lớp 8
  • Hình học lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Ngữ Văn Lớp 10
  • Ngữ Văn Lớp 11
  • Ngữ Văn Lớp 12
  • Ngữ văn lớp 8
  • Ngữ Văn lớp 9

CLICK ẢNH bên dưới ủng hộ Team bạn nhé

Công Thức Toán Lý Hóa

Website chuyên cung cấp các kiến thức Toán Lý Hóa Văn Anh từ các cấp bậc Tiểu học, THCS, THPT, Đại học

Congthuctoanlyhoa.com là một website con trong hệ sinh thái website Review của Leo Agency

Liên hệ booking: 0708777767 Mr.Minh

HỆ SINH THÁI REVIEW
  • Nghề Content
  • Chuyên Giá Sỉ
  • Blog Phần Mềm
  • Khóa học Marketing
  • Nổi Bật
  • Bình Luận
  • Mới Nhất
Động năng thế năng cơ năng

[Vật lý 10] Động năng – Thế năng – Cơ năng là gì?

Tháng Tám 10, 2022
[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

[Toán 10] Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Tháng Tám 10, 2022
soạn bài Chiếc lược ngà

[Ngữ văn 9] Soạn bài Chiếc lược ngà đầy đủ, hay nhất

Tháng Tám 10, 2022
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

Tháng Tám 10, 2022
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

0
hàm số bậc nhất là gì

[Toán 9]Hàm số bậc nhất là gì? Lý thuyết và cách tính hàm số bậc nhất

0
[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

[ TOÁN 9 ] Căn bậc 2 là gì? Công thức tính căn bậc 2 chuẩn bộ giáo dục

0
Hình trụ là gì

[Toán 9] Hình trụ là gì? Diện tích xung quanh và Thể tích hình trụ

0
phân tích cảnh ngày xuân - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Top 3 bài mẫu phân tích Cảnh ngày xuân – Truyện Kiều kèm Dàn ý chi tiết hay nhất 2022

Tháng Tám 22, 2022
soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều ngắn nhất, đầy đủ chuẩn Bộ GD

Tháng Tám 17, 2022
soạn bài truyện kiều - congthuctoanlyhoa.com

[Ngữ Văn 9] Soạn bài Truyện Kiều chi tiết nhất theo SGK

Tháng Tám 17, 2022
đọc hiểu Thái sư Trần Thủ Độ

[Ngữ văn 10] Đọc hiểu tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ – tác giả Ngô Sĩ Liên ngắn dễ hiểu nhất

Tháng Tám 16, 2022
  • Home

© 2021 Bản quyền thuộc về Bảng Xếp Hạng . com