Kế tiếp kiến thức Nguyên hàm là phần Tích phân cũng không kém phần quan trọng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng học về nội dung mới này cũng các phương pháp làm bài tập hiệu quả!
Bạn đang xem bài viết: Tích phân
Mục Lục
Tích phân là gì
Định nghĩa
Cho hàm f(x) liên tục trên khoảng K và a, b là hai số bất kỳ thuộc K. Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) thì hiệu số F(b) – F(a) được gọi là tích phân của f(x) từ a đến b. Ta có kí hiệu tích phân như sau
Trong đó:
- ∫ là “tích phân”
- dx gọi là biến của tích phân
- f(x)dx gọi là biểu thức dưới dấu tích phân.
Xem thêm Kiến thức: [Toán 12]Nguyên hàm – Áp dụng phương pháp tính nguyên hàm hiệu quả
Tính chất
Cho các hàm số f(x), g(x) liên tục trên K và a, b, c là ba số thuộc K, ta có các tính chất như sau:
Một số phương pháp tính tích phân phổ biến
Tương tự như nguyên hàm, trong chương trình Đại số lớp 12, chúng ta được làm quên với các phương pháp sau đây
Biến đổi về Tổng – Hiệu
Với phương pháp biến đổi về Tổng – Hiệu, chúng ta sử dụng các đồng nhất thức để biến đổi các biểu thức dưới dấu tích phân thành tổng (hiệu) của các hạng tử.
Để biến đổi, ta sử dụng 3 tính chất sau:
Phương pháp đổi biến số
Ta có công thức đổi biến số
Trong đó f(x) là hàm số liên tục và u(x) có đạo hàm liên tục trên khoảng J sao cho hàm hợp f[u(x)] xác định trên J; a, b ∈ J
Các phương pháp đổi biến số thường gặp:
- Cách 1: Đặt u = u(x) (u là một hàm theo x)
- Cách 2: Đặt x = x(t) ( x là một hàm theo t)
Phương pháp tính tích phân từng phần
Định lý: Nếu u(x), v(x) là hai hàm số có đạo hàm liên tục trên khoảng K và a,b là hai số thuộc K thì
Phương pháp vi phân
Vi phân của hàm số y = f(x) được ký hiệu dy và cho bởi
dy = d(x) = y’dx = f'(x)dx
Ta có thể ghi nhớ một số công thức vi phần quan trọng cần phải nhớ như:
Bài tập luyện tập
Bài 1: Áp dụng công thức phía trên, tính các tích phân sau:
Bài 2: Vận dụng phương pháp tính tích phân từng phần, tính:
Bài 3: Áp dụng phương pháp đổi biến số tính:
Ứng dụng của tích phần trong hình học
Ứng dụng tính diện tích hình phẳng
- Nếu hàm số y = f(x) liên tục trên [a;b] thì diện tích S của hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b là:
Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đồ thị hàm số y = f(x), y = g(x) và hai đường thẳng x = a, x = b là
Ứng dụng tích thể tích vật thể
Thể tích vật thể B giới hạn bởi hai mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại các điểm a, b là
Trong đó S(x) là diện tích thiết diện của vật thể bị cắt bởi mặt phẳng vuông gốc với trục Ox tại điểm có hoành độ là x ∈ [a;b] và S(x) là một hàm liên tục.
Ứng dụng tính thể tích khối tròn xoay
Hàm số y = f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a;b]. Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a, x = b quay quanh trục hoành tạo nên một khối tròn xoay. Thể tích được tính bởi công thức
Tổng kết
Như vậy, nội dung bài Tích phân hôm nay đã được congthuctoanlyhoa.com giải đáp cụ thể. Để sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp kể trên, các bạn hãy ghi chép và luyện tập thật nhiều để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nhé! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!