Trong bài viết này, ta sẽ đi qua các công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật đầy đủ và chính xác nhất. Ngoài ra, các định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của hình chữ nhật cũng sẽ được đề cập để giúp các bạn học sinh có cái nhìn đầy đủ và trực quan hơn.
Mục Lục
Công thức chu vi hình chữ nhật
Khái niệm tính chu vi hình chữ nhật được tính bằng gấp hai lần giá trị tổng chiều dài cộng chiều rộng.
Trong đó:
- P: chu vi hình chữ nhật
- a: Chiều dài của hình chữ nhật
- b: Chiều rộng của hình chữ nhật
Ví dụ: Cho một hình chữ nhật ABCD có chiều dài = 10cm và chiều rộng = 5cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD?
Áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật, ta có:
P = (a + b) x 2 ⇒ P = (10 + 5) x 2 ⇒ P = 15 x 2 = 30 (cm) .
Công thức diện tích của hình chữ nhật
a) Cách tính diện tích khi biết chiều dài, chiều rộng
Trong đó:
- S: diện tích của hình chữ nhật.
- a: Chiều dài của hình chữ nhật.
- b: Chiều rộng của hình chữ nhật.
Ví dụ: Cho một hình chữ nhật ABCD với chiều dài = 7cm và chiều rộng = 3cm. Hỏi diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?
Áp cụng công thức tính diện tích, chúng ta có:
S = a x b ⇒ S = 6 x 3 = 21 (cm²).
b) Cách tính diện tích theo 1 cạnh và đường chéo
Trong trường hợp này, ta cần phải tính một cạnh còn lại dựa vào định lý Pytago trong tam giác vuông. Sau khi tính cạnh còn lại của hình chữ nhật thì dựa vào công thức ở trường hợp a) để tính diện tích.
Giả sử: Bài toán cho hình chữ nhật ABCD, biết AB = a, đường chéo AD = c. Tính diện tích ABCD.
- Bước 1: Tính cạnh BD dựa theo định lý Pytago khi xét tam giác vuông ABD.
- Bước 2: Biết được cạnh BD và AB thì bạn dễ dàng tính được diện tích ABCD = AB x BD.
Xem thêm:
[Toán 8] Hình Thang là gì? Tổng hợp các diện tích hình thang
Hình chữ nhật là gì?
Ngoài công thức, trong Hình học 8, nắm được các định nghĩa, tính chất để có thể chứng minh được cũng là dạng toán vô cùng quan trọng.
Định nghĩa
- Là tứ giác có bốn góc vuông
- Hình chữ nhật cũng là một hình bình hành và hình thang cân.
Tính chất
- Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- HCN có đầy đủ tính chất của hình bình hành và hình thang cân.
- Hai đường chéo trong HCN cắt nhau tạo ra 4 tam giác cân.
Dấu hiệu nhận biết
- Là tứ giác có 3 góc vuông
- là hình thang cân có một góc vuông
- Là hình bình hành có một góc vuông hoặc có hai đường chéo bằng nhau
Tâm đối xứng – Trục đối xứng của hình chữ nhật
- Hình chữ nhật có một tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo
- Hình chữ nhật có hai trục đối xứng là 2 đường thẳng d1, d2 đi qua các trung điểm của hai cạnh đối diện
Các trục đối xứng của hình chữ nhật đi qua tâm đối xứng vuông góc với các cạnh, và vuông góc với nhau
Chứng minh tứ giác là hình chữ nhật
Xem thêm: [Toán 8] Hiểu rõ định lý Talet kèm bài giải 2022
Bài tập minh họa
Bài 1: Tính diện tích một hình chữ nhật có kích thước:
Bài 2: Một mảnh đất có kích thước như hình vẽ sau. Tính diện tích mảnh đất này.
Tổng kết
Công Thức Toán Lý Hóa khép lại bài học tại đây. Qua bài viết này, ta đã biết được công thức tính chu vi, diện tích tổng quát nhất cũng như những định nghĩa, tính chất bên cạnh của hình chữ nhật. Mong rằng bài viết này sẽ góp sức giúp các bạn học sinh vượt qua được phân môn hình học dễ dàng hơn.