Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là công cụ giúp các bạn học sinh xác định được các nguyên tố, từ đó vận dụng vào bài toán dễ dàng hơn. Ta đã gặp qua nó từ những chương trình Hóa học 8 và 9. Trong bài viết này, bên cạnh khái niệm, cách đọc, thì mẹo học làm sao để nhớ được bảng này dễ dàng nhất cũng được đề cập đến chuyên sâu hơn.
Nguyên tắc sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầy đủ nhất
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kỳ.
- Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Bảng nguyên tử khối và cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng nguyên tử khối
Ô nguyên tố
Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).
Chu kỳ hóa học
Chu kỳ là dãy của các nguyên tố mà nguyên tử của chúng cùng số lớp electron và sẽ được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
- Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
- Chu kỳ lớn: gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
Ví dụ: 12Mg: 1s2/2s22p6/3s2.
→ Mg thuộc chu kỳ 3 vì có 3 lớp electron.
Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Mẹo học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học DỄ NHỚ
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một công cụ không chỉ giúp ích trong chương trình Hóa học lớp 10, mà còn lâu dài trong các chương trình 11, 12 hay thậm chí đại học.
Cách 1: Nghiên cứu bảng tuần hoàn
Mỗi ô trong bảng tuần hoàn sẽ hiển thị thông tin về tên, ký hiệu, số hiệu nguyên tử. Chỉ cần ghi nhớ 10 nguyên tố đầu tiên, các bạn sẽ tìm ra quy luật cho các nguyên tố còn lại.
Cách 2: In và dán bảng tuần hoàn ở những nơi dễ nhận thấy trong không gian học
Các bạn hãy dán bảng tuần hoàn ở những nơi dễ quan sát và chia thành nhiều phần để học. Điều này thật sự mang đến hiệu quả cao trong việc ghi nhớ.
Cách 3: Dùng phương pháp để ghi nhớ
Để có thể nhớ lâu kiến thức trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, các bạn cần thường xuyên làm bài tập và áp dụng câu thơ/văn xuôi để ghi nhớ 20 nguyên tố đầu:
Hoàng hôn lặn bể Bắc
Chợt nhớ ở phương Nam
Nắng mai ánh sương phủ
Song cửa ai không cài.
Hoặc một số câu nói học thuộc như:
- “khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu” tương ứng cho F, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
- “Lâu nay không rảnh coi phim” tương ứng với Li, Na, K, Rb, Cs, Pr.
Tổng kết
Qua bài viết này, congthuctoanlyhoa.com hy vọng các bạn học sinh đã nắm được khái niệm, cách đọc và cách học bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học một cách nhuần nhuyễn để có những giờ học tốt nhất tại lớp. Bên cạnh đó, hãy nhớ kết hợp làm bài tập để có thể mang lại kết quả tốt nhất nhé!