Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” trong Ngữ văn 8 cung cấp cái nhìn sâu sắc về cảm xúc mãnh liệt và khao khát tự do của tác giả Tố Hữu. Bài viết giải thích chi tiết về hình ảnh, âm thanh và cảm xúc trong bài thơ, giúp học sinh hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật và tư tưởng cách mạng của Tố Hữu. Mong bài viết này giúp học sinh nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra và bài thi môn Ngữ văn.
Tác giả Tố Hữu – Khi con tu hú
Tiểu sử
Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2000, tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
Quê quán: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương
Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Sự nghiệp văn chương
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
Bên cạnh đó cũng thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, mang tính dân tộc đậm đà
⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
Tác phẩm tiêu biểu
Con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
- Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
- Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
- Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
- Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”
- Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả
Tác phẩm Khi con tu hú
Hoàn cảnh sáng tác Khi con tu hú
Tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7 năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này với tâm trạng ngột ngạt của người Cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Trong không gian ấy bỗng vang ngân tiếng chim tu hú gọi bầy và âm thanh da diết đó đã khơi gợi niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi.
Ý nghĩa nhan đề Khi con tu hú
Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” chỉ gồm cụm từ của một loài chim nhưng nó gợi lại nhiều cảm xúc. Tiếng chim cất lên khiến cho nhân vật trữ tình thức tỉnh trong không gian chật hẹp kia. Chỉ với một âm thanh thôi lại như chính tiếng lòng của tác giả. Tiếng chim tu hú gọi bầy ráo rác cũng chính là tiếng gọi của cách mạng, của cuộc sống tự do ngoài kia. Chính tiếng chim đó càng khiến cho người chiến sỹ đang trong ngục tù bỗng cảm thấy khao khát sự tự do, khát vọng sống đối lập với hiện thực phũ phàng.
Giá trị nội dung
Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do. Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.
Giá trị nghệ thuật
Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên.
Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi, chuyển đổi tinh tế, khi thì trong sáng, tươi vui, khi thì dằn vặt, u uất.
Giọng điệu thơ tự nhiên, dạt dào cảm xúc.
Chi tiết nghệ thuật “tiếng chim tu hú” là một sáng tạo độc đáo, giàu ý nghĩa và sức gợi, tạo điểm nhấn cho bài thơ.
Bạn đang đọc bài viết: Phân tích bài thơ “Khi con tu hú” hay và đầy đủ nhất
Phân tích bài thơ Khi con tu hú
Phân tích bài thơ Khi con tu hú thuộc chương trình Ngữ văn 8 dựa vào việc phân tích khung cảnh thiên nhiên và tâm tình của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Cụ thể:
Sáu câu thơ đầu
Bức tranh ngày hè với những thanh âm thật rộn rã
+ Tiếng chim tu hú: gọi nhau “gọi bầy”
+ Tiếng ve râm ran trong vườn cây
+ Tiếng sáo diều vi vu trên không
=> Những âm thanh thật sống động, tươi vui báo hiệu ngày hè đang tới (một bản nhạc rộn ràng âm sắc).
- Màu sắc trong khung cảnh cũng thật tươi tắn và rực rỡ:
+ Lúa chiêm đang vào vụ chín vàng rực
+ Những hạt bắp vàng ươm
+ Cả sân nhà đều bao trùm bởi màu nắng hồng “đào”
+ Bầu trời trong xanh
=> Chúng đều là những gam màu thật tươi tắn, đẹp đẽ.
- Hình ảnh cũng mang đậm sắc thái của ngày hè sôi động:
+ Cánh đồng lúa chiêm vàng chín
+ Vườn trái cây đang “ngọt dần”:
=> Đó là sự vận động của thời gian, đầy tươi vui, ngọt ngào và sức sống.
- Không gian trong bức tranh:
+ Được mở rộng, cao, thoáng đạt với điểm nhấn là hình ảnh của “đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
=> Cảnh ngày hè được dựng lên thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu, không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi mới.
=> Thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.
Bốn câu thơ cuối
Tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú
- Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng chỉ là trong trí tưởng tượng của nhà thơ khi đang trong nhà tù Thừa Phủ
- Cảm xúc ngột ngạt, khao khát được tự do, đến với thiên nhiên, bầu trời:
+ Thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng 1 loạt những động từ mạnh:”đập tan”, “chết uất” và các từ ngữ cảm thán “ôi, thôi, làm sao”
+ Nhịp thơ ngắt quãng nhanh 6/2, 3/3
=> Truyền đến cho người đọc cảm giác ngột ngạt tới cao độ của nhà thơ và khát khao cháy bỏng được trở về với tự do, với đồng đội.
- Bài thơ mở đầu bằng tiếng tu hú, kết thúc cũng bằng tiếng tu hú:
+ Đầu bài thơ: Tiếng chim là tiếng gọi của tự do, của bầu trời bao la, đầy sức sống
+ Kết bài thơ: Tiếng chim lại khiến người tù cảm thấy đau khổ, bực bội hơn bao giờ hết vì bị giam cầm trong bốn bức tường nhà giam.
=> Cả hai tiếng chim đều gợi lên sự tự do, biểu tượng cho sự sống, khiến người tù phải bồn chốn, mong mỏi được thoát ra ngoài chốn lao tù để hòa mình vào tự do.
=> Tiếng chim còn là lời thúc giục hối hả về sự tự do
Gợi ý mở bài và kết bài cho đề phân tích bài thơ Khi con tu hú
Mở bài
Bài 1
Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.
Bài 2
Mỗi tác phẩm văn học đều được các tác giả coi như đứa con yêu quý của mình để bộc lộ những dòng tâm sự thầm kín. Với Tố Hữu cũng vậy, thông qua đứa con tinh thần “Khi con tu hú”, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa hè rạo rực với khát vọng tự do, tình yêu quê hương, đất nước đến mãnh liệt.
Kết bài
Bài 1
Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
Bài thơ khép lại nhưng ta nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi… đó là tiếng kêu của khát vọng tự do cho tác giả, tự do cho dân tộc, quê hương!
Bài 2
Bài thơ được tác giả dùng những hình ảnh thơ gần gũi giản dị mà giàu sức gợi cảm ở nghệ thuật sử dụng thơ lục bát uyển chuyển tự nhiên và cả những cảm xúc thiết tha sâu lắng thể hiện nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Khi con tu hú là khúc ca tâm tình tiếng gọi đàn hướng về đồng quê và bầu trời tự do với niềm khát khao cháy bỏng. Bên cạnh đó, bài thơ “Khi con tu hú” còn là vẻ đẹp chân thực của người cộng sản luôn muốn phục vụ cộng sản phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân đồng bào.
Tổng kết
Hi vọng thông qua bài viết trên, congthuctoanlyhoa đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến tác phẩm “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu, từ đó làm bàn đạp để làm tốt những bài tập trên lớp. Bên cạnh đó, hơn tất cả, cũng hi vọng bạn sẽ chiêm nghiệm được những tâm tình của tác giả, lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình.